Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Bệnh trĩ là căn bệnh đứng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng, chiếm 60% dân số tại Việt Nam. Bệnh tập trung chủ yếu ở những người ít vận động, ngồi nhiều, đứng nhiều, thói sinh hoạt không khoa học…Tuy nhiên, nhiều người do chủ quan nên không thể phát hiện và điều trị kịp thời khiến cho bệnh tiến triển và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh trĩ là gì cũng như nắm được nguyên nhân gây bệnh nhằm có hướng khắc phục hiệu quả nếu không may mắc phải.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một trong những vấn đề phổ biến ở hậu môn trực tràng xảy ra khi có sự suy yếu và sưng giãn của mạch máu nằm trong trực tràng và hậu môn. Căn bệnh này còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom bởi khi các tĩnh mạch bị phình giãn quá mức, nó sẽ sa ra ngoài ống hậu môn và có hình dáng tương tự như những cục thịt thừa, đó chính là bùi trĩ.
Bất kì ai cũng có thể bị trĩ, bao gồm mọi giới tính và độ tuổi. Theo thống kê của Hội Hậu Môn Trực Tràng Việt Nam, bệnh trĩ ảnh hưởng đến khoảng 55% dân số nước ta. Đối tượng bị bệnh chủ yếu bao gồm phụ nữ mang thai, người bị táo bón kéo dài, dân bốc vác những đối tượng làm việc trong môi trường đứng lâu, ngồi nhiều.
Tùy theo đặc điểm, vị trí xuất hiện của búi trĩ mà y học chia căn bệnh này thành nhiều dạng. Trong đó, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là hai loại thường gặp nhất:
- Bệnh trĩ nội: Được hình thành ở các tĩnh mạch nằm ở trực tràng dưới. Khi mới khởi phát, bệnh thường không gây đau, một số trường hợp bị chảy máu khi đi vệ sinh. Theo thời gian, búi trĩ nội có thể tăng sinh và nhô ra khỏi hậu môn. Nó gây vướng víu và đau khi đi cầu, đồng thời tiết ra một lượng nhỏ dịch nhầy khiến hậu môn ngứa ngáy.
- Trĩ ngoại: Bệnh phát triển từ các tĩnh mạch dưới da nằm xung quanh hậu môn. Do hình thành bên ngoài nên trĩ ngoại dễ phát hiện hơn, bạn có thể nhìn và sờ thấy búi trĩ.
Ở giai đoạn nhẹ, bệnh trĩ có thể được khắc phục bằng các phương pháp điều trị nội khoa kết hợp với thay đổi lối sống. Phẫu thuật chỉ được áp dụng đối với những trường hợp bị nặng, không đáp ứng được với các phương pháp khác.
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có 2 biểu hiện phổ biến nhất là chảy máu và sa búi trĩ.
– Chảy máu là triệu chứng xuất hiện sớm và dễ phát hiện. Lúc đầu hiện tượng chảy máu rất kín đáo, thường người bệnh sẽ phát hiện ra dấu hiệu này khi quan sát giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc một chút máu dính vào vào phân sau khi đại tiện. Tuy nhiên, cùng với cấp độ tăng dần của bệnh thì lượng máu chảy cũng nhiều hơn từ một chút máu thấm vào giấy vệ sinh đến máu chảy thành giọt và thành tia máu rõ ràng. Khi phát hiệu có máu chảy khi đi đại tiện đó là dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh nên nhanh chóng đi khám phát hiện sớm để có phương pháp điều trị bệnh trĩ kịp thời.
– Sa búi trĩ là dấu hiệu thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Thời gian đầu người bệnh sẽ thấy mình có các khối thịt nhỏ lồi ra ở phần hậu môn, sau đó có thể tụt vào được nhưng các khối thịt này sẽ càng ngày càng lòi ra mà phải dùng tay mới nhét trở lại được gây mất vệ sinh, đau đớn và nhiều bất tiện cho người bệnh. Tăng nguy cơ gây viêm nhiễm vùng hậu môn.
Sa búi trĩ là là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ
Ngoài 2 triệu chứng chính là chảy máu và sa búi trĩ thì người bệnh cũng có thể phát hiện bệnh trĩ thông qua các dấu hiệu như ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường bệnh trĩ không gây đau đớn nhưng khi bệnh tiến triển đến giai đoạn biến chứng là tắc mạch hay sa trĩ nghẹt, các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Nguyên nhân của tình trạng này là do các búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy và đau khi bị cọ xát do vận động.
Một điều đáng lưu ý nữa là người bệnh thường nhầm lẫn bệnh trĩ với các bệnh khác do biểu hiện tương đồng như bệnh ung thư trực tràng, ung thư hậu môn là polyp trực tràng. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên đi đến các bệnh viện để khám sớm để có phương án điều trị phù hợp nhất trước khi bệnh tiến triển thành ung thư sẽ rất khó điều trị thành công.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ
Y học đã nghiên cứu và phát hiện những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là những yếu tố dưới đây:
- Người bị táo bón kinh niên, bị táo bón trong nhiều năm và mỗi đại tiện sẽ phải rặn gây áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần lâu dần sẽ xuất hiện các búi trĩ là các khối thịt nhỏ quanh hậu môn và sa ra ngoài.
Táo bón lâu ngày là khởi nguồn gây ra bệnh trĩ
- Hội chứng lỵ nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ thường có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn nhiều so với người bình thường bởi vì mỗi lần đại tiện áp lực lực trong ổ bụng rất lớn.
- Tăng áp lực ổ bụng là tình trạng gắn liền với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân giãn phế quản, phải ho nhiều, hoặc những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng khiến sinh ra bệnh trĩ.
- Yếu tố tư thế: Một số các nghiên cứu khoa học khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ đã chỉ ra rằng áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, có một thực tế rất dễ nhận thấy là tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, vận động.
- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: Các bệnh nhân bị ung thư trực tràng, các bệnh nhân u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng có cũng gây tác động chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng, sưng lên, viêm nhiễm tạo thành bệnh trĩ.
Cách điều trị bệnh trĩ an toàn hiệu quả
Hiện nay y học có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ, căn cứ vào thể trạng sức khỏe cũng như tình trạng, biểu hiện của bệnh nhân mà có thể lựa một trong các phương pháp dưới đây:
Một chế độ ăn giàu rau xanh, hoa quả tươi rất tốt cho người bị bệnh trĩ
Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn chớm bị người bệnh có thể điều trị bệnh bằng cách thay đổi các thói quen, các yếu tố sinh ra bệnh trĩ như: Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Điều chỉnh thói quen ăn uống: Không ăn thức ăn cay nóng, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, không ăn các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; ăn nhiều chất xơ và bổ sung đủ nước cho cơ thể; Vận động thể lực bằng các môn thể thao; Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ …. Đây là các biện pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả với các bệnh nhân mới bị ở giai đoạn đầu.
Điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng phương pháp nội khoa
Người bệnh hãy áp dụng chế độ vệ sinh tại chỗ vùng bệnh trĩ bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút; Uống các loại thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Nhóm thuốc có cơ chế tác động làm gia tăng trương lực tĩnh mạch và bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch kết hợp với sử dụng thuốc mỡ bôi tại chỗ như (pommade), suppositoire có tác dụng kháng viêm, giảm đau và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng thủ thuật
Chích xơ: Đây được coi là một phương pháp trị bệnh trĩ đơn giản và nhanh chóng, độ an toàn cao tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi các sĩ chuyên khoa có chuyên môn và giàu kinh nghiệm mới có thể điều trị triệt để và không gây ra các biến chứng. Mục đích chính của phương pháp điều trị bệnh trĩ chích xơ là sẽ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm triệu chứng chảy máu. Phương pháp này phù hợp với các bệnh nhân trĩ độ 1 và trĩ độ 2.
Phương pháp chích xơ búi trĩ
Thắt trĩ bằng vòng cao su – phương pháp điều trị bệnh trĩ cấp độ 3
Thắt trĩ bằng vòng cao su là phương pháp ngoại khoa được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2. Nguyên tắc của phương pháp này là các bác sĩ sẽ sửa dụng vòng cao su để làm giảm lưu của thắt vòng cao su là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.
Phương pháp chữa trĩ quang đông hồng ngoại: Là phương pháptrị bệnh trĩ bằng cách sử dụng nhiệt đã được thực hiện hàng trăm năm nay. Mục tiêu của phương pháp này là làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ từ đó khiến cho lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn. Phương pháp phù hợp với các trường hợp bệnh nhân trĩ cấp độ 1 và 2. Ưu điểm của quang đông hồng ngoại là không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả được sử dụng trong trường hợp bệnh trĩ đã ở giai đoạn cuối, và không còn hiệu quả với các phương pháp điều trị thông thường. Phương pháp phẫu thuật giúp chongười bệnh được loại bỏ búi trĩ nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số phẫu thuật cắt trĩ phổ biến nhất hiện nay:
Thứ nhất, cắt trĩ bằng phương pháp cắt khoanh niêm mạc
Nguyên tắc được sử dụng trong phẫu thuật này là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc, từ đó kéo niêm mạc từ trên xuống thực hiện khâu với da ở vùng hậu môn. Tuy nhiên phương pháp khoanh cắt niêm mạc lại có những nguy cơ tiềm ẩn như là biến chứng hẹp hậu môn gây đại tiện mất tự chủ và tình trạng rò hậu môn gây ra sự khó khăn và bất tiện cho người bệnh.
Thứ hai, cắt trĩ bằng phương pháp Laser: Là phương pháp cắt trĩ không cần đến sự can thiệp của dao mổ đối với người bệnh. ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng và hiệu quả tương đối triệt để, hạn chế được nguy cơ tái phát trĩ. Tuy nhiên cho phí cho phương pháp điều trị bệnh trĩ này khá cao và chỉ thích hợp với người bệnh ở giai đoạn 2 -3
Thứ 3, cắt trĩ bằng phương pháp cắt từng búi trĩ:Là phương pháp mà các bác sĩ sẽ cắt riêng từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da – niêm mạc (cầu da niêm mạc). Phương pháp gồm cắt trĩ mở và cắt trĩ kín. Đây là phương pháp được nhận định là có độ an toàn cao nhưng lại khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn sau mổ, thời gian phục hồi khá lâu và không gây hiệu quả đối với các trường hợp bệnh nhân bị mắc trĩ vòng.
Thứ 4, cắt trĩ bằng phương pháp longo: Nguyên tắc của phương pháp này là cắt và khâu khoanh niêm mạc sẽ làm giảm được lượng máu lưu thông đến đám rối tĩnh mạch trĩ, khiến búi trĩ thu nhỏ. Được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân trĩ độ 3 và độ 4. Đây được đánh giá là có thể rút ngắn thời gian điều trị, không gây đau đớn, sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Ngược lại, phương pháp phẫu thuật này yêu cầu mức chi phí cao không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng được.
Thứ 5, cắt trĩ bằng phương pháp khâu treo trĩ bằng tay: Phẫu thuật khâu treo trĩ bằng tay ra đời dựa trên phương pháp Longo. Cho nên, đã khắc phục được nhược điểm của Longo, tạo điều kiện cho nhiều người bệnh trĩ được sử dụng. Đây là phương pháp phẫu điều trị bệnh trĩ được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Mô tả phương pháp khâu treo trĩ bằng tay
Thứ 6, cắt trĩ bằng phương pháp HCPT: Phương pháp HCPT là phương pháp vào nguyên tắc “nhiệt nội sinh” – sử dụng sóng điện cao tần ở khoảng 70 – 80 độ C để làm đông các mạch máu, tạo thành các mô sẹo. Nhờ đó, bác sĩ sử dụng dao điện cắt búi trĩ. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ này giúp người bệnh phục hồi nhanh sau phẫu thuật, không gây đau đớn, không gây các biến chứng hậu phẫu.
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp đông y rất mang lại hiệu quả lâu dài và không gây biến chứng
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y
Theo quan điểm của đông y bệnh trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ ở vùng hậu môn dẫn đến tĩnh mạch vị áp lực căng phồng, lâu ngày búi trĩ sẽ lòi ra ngoài. Vì vậy nếu muốn điều trị bệnh trĩ cần tập trung loại bỏ và các căn nguyên gây bệnh từ bên trong từ đó khắc phục các triệu chứng bên ngoài. Dựa vào nguyên lý này các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng đông y được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ cấp độ 1, 2, 3 và cả những trường hợp bệnh nhân trĩ bị bội nhiễm, người già yếu không có đủ sức khỏe để phẫu thuật. Các bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ đều chiết xuất 100% từ nâng cao thể trạng, bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dưỡng huyết là phương pháp điều trị bệnh trĩ từ bên trong, làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ, Phương pháp này có thể được áp dụng điều trị trong thời gian dài mà không gây ra những tác dụng phụ, tùy theo từng biểu hiện cụ thể mà bạn có thể áp dụng.
XEM THÊM:Bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh trĩ của người H’mong
Ưu điểm vượt trội của thuốc đông y trong điều trị bệnh trĩ:
- Phương pháp đông y tác động toàn diện cả bên trong và bên ngoài, các vị thuốc đông y có tác giải quyết căn nguyên gây ra bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
- Khác với các phương pháp thủ thuật hay phẫu thuật được chỉ định riêng cho từng trường hợp thì các bài thuốc đông y có thể điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
- Điều trị bằng phương pháp đông y không khiến người bệnh bị đau đớn như các phương pháp phẫu thuật sử dụng dao kéo, người bệnh cũng không bị mất máu, nhiễm trùng, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc hậu môn, không mất thời gian nghỉ dưỡng sau phẫu thuật ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Song song với quá trình điều trị bệnh trĩ người bệnh cũng cần lưu ý điều chỉnh những thói quen trong sinh hoạt ăn uống, vận động phù hợp, tạo dựng cho mình những thói quen tốt trong cuộc sống để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nhung Dương