Bệnh trĩ có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh trĩ là bệnh tự hình thành ở vùng hậu môn, trực tràng của người bệnh. Bệnh trĩ không lây lan, không truyền nhiễm vì không phải là bệnh do virus gây ra. Để phòng ngừa trĩ, chúng ta cần ăn uống khoa học, có một lối sống lành mạnh,…

Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh lây lan, truyền nhiễm.
Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh lây lan, truyền nhiễm.

Những điều cần biết về bệnh trĩ

Trĩ là chứng bệnh về đường tiêu hóa. Trĩ là tình trạng hậu môn và trực tràng xuất hiện những búi trĩ, gây đau buốt và khó khăn khi đi đại tiện. Nguyên nhân trực tiếp gây nên những búi trĩ đó là do những tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng, ứ máu.

Nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh trĩ, hay nói cách khác, nguyên nhân dẫn đến sưng tĩnh mạch, hình thành các búi trĩ là do:

  • Ngồi nhiều;
  • Thói quen ăn cay nóng;
  • Đi đại tiện quá lâu;
  • Béo phì;
  • Uống nước không đầy đủ hàng ngày;
  • Ăn uống thiếu chất xơ, thiếu vitamin.

Bệnh trĩ được chia ra thành hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là trường hợp các búi trĩ được hình thành ở sâu bên trong trực tràng. Trĩ ngoại là trường hợp các búi trĩ hình thành ở ngay cửa hậu môn.

Bệnh trĩ có lây không?

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể dễ dàng khẳng định, bệnh trĩ là do người bệnh chăm sóc sức khỏe không đúng cách, tự thân sinh bệnh. Bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây lan, truyền nhiễm.

Bệnh trĩ là tình trạng những búi trĩ sưng to ở vùng hậu môn, trực tràng, gây đau đớn và khó khăn khi đi vệ sinh.
Bệnh trĩ là tình trạng những búi trĩ sưng to ở vùng hậu môn, trực tràng, gây đau đớn và khó khăn khi đi vệ sinh.

Tuy nhiên, bệnh trĩ lại là một căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Ở thời hiện đại, mọi người lao vào guồng máy công việc, ít vận động, ăn uống qua loa, có thói quen ăn thức ăn nhanh,… từ đó rất nhiều người bị mắc bệnh trĩ.

Nếu vì tâm lý e dè, không đến gặp bác sĩ khám và điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng như:

  • Ung thư trực tràng;
  • Nhiễm trùng máu;
  • Mất nhiều máu;
  • Nhiễm trùng hậu môn.

Chữa bệnh trĩ – Có những phương pháp nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ. Tùy vào mức độ bệnh và trường hợp trĩ nội hay trĩ ngoại, bác sĩ sẽ đề ra những cách điều trị cho phù hợp với người bệnh.

Phương pháp Tây y

Trong Tây y, có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ thông dụng là:

  • Đốt trĩ bằng tia laser
  • Dùng thuốc giảm đau
  • Dùng thuốc tiêu trĩ
  • Bôi thuốc giảm sưng đau
  • Thắt búi trĩ

Tuy nhiên, các phương pháp Tây y được khuyến cáo là sẽ đi kèm một số tác dụng phụ (khi dùng thuốc) và gây ra nhiều đau đớn cùng rủi ro gặp biến chứng nguy hiểm (khi làm thủ thuật, phẫu thuật). Vậy nên trước khi áp dụng bất cứ một biện pháp Tây y nào, người bệnh cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng và phải có ý kiến từ bác sĩ.

Phương pháp Đông y

Khác với phương pháp Tây y, các phương pháp điều trị bệnh trĩ Đông y chỉ có duy nhất một dạng là dùng thuốc. Tuy nhiên thuốc Đông y hoàn toàn lành tính, không gây tác dụng phụ. Thậm chí có bài thuốc Đông y như Thăng trĩ Dưỡng huyết thang còn hiệu quả hơn thuốc Tây y nhờ cơ chế tác động từ tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh, đồng thời còn có khả năng cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Trong nguyên lý điều trị bệnh trĩ của Đông y nói chung và Thăng trĩ Dưỡng huyết thang nói riêng, bên cạnh việc phải đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh trĩ thì còn cần phải điều huyết, thông kinh, để máu sẽ không ứ đọng lại tại vùng tĩnh mạch hậu môn nữa. Từ đó giúp ngăn chặn các búi trĩ không hình thành trở lại sau khi đã điều trị xong.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc chữa bệnh trĩ được kế thừa và phát triển từ công thức bí truyền của tộc người H’Mông, bao gồm 3 chế phẩm:

Tác dụng "3 trong 1" từ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang giúp điều trị bệnh trĩ triệt để
Tác dụng “3 trong 1” từ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang giúp điều trị bệnh trĩ triệt để

Chủ trị: Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, ngứa hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn.

Đặc biệt, liệu trình ngâm + bôi được sử dụng đặc trị cho các trường hợp mẹ bầu và trĩ sau sinh. Đây là điều ít có bài thuốc nào làm được.

Hiện nay, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đang là phương pháp chữa trĩ được áp dụng tại Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị y học cổ truyền hàng đầu tại Việt Nam có số lượng bệnh nhân đông nhất cả nước. Bài thuốc này được đánh giá cao bởi các chuyên gia bởi mang lại hiệu quả toàn diện và lâu dài, ngoài ra còn hoàn toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

Suốt gần 10 năm ứng dụng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đã trở thành lựa chọn hàng đầu của không ít người bệnh. Bao gồm cả những nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, Nghệ sĩ Bình Xuyên,… 

Tất cả đều đặt niềm tin vào Trung tâm, vào giải pháp đơn giản này vì chính chất lượng thực tế mang lại.

NS Bình Xuyên chia sẻ bí quyết khỏi bệnh trĩ nhờ Thuốc dân tộc
NS Bình Xuyên chia sẻ bí quyết khỏi bệnh trĩ nhờ Thuốc dân tộc

Thực chất, trĩ không thể lây lan nên hoàn toàn không nguy hiểm mà sự nguy hiểm nằm chính ở sự chủ quan, điều trị sai phương pháp của bệnh nhân. Đó mới là yếu tố khiến trĩ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì thế, ngoài việc cân nhắc thật kỹ để lựa chọn giải pháp cho đúng, hãy chủ động thăm khám, phòng ngừa để tránh những biến chứng nghiêm trọng do trĩ gây ra.

Cùng nghe ý kiến của chuyên gia và người bệnh cảm nhận về Thăng trĩ Dưỡng huyết thang trong chương trình “Góc Nhìn Người Tiêu Dùng” được phát sóng trên VTC2 thời gian vừa qua để có cái nhìn khách quan nhất về giải pháp này

Xem chi tiết: Phóng sự VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng chuyên đề “Chữa bệnh trĩ bằng Đông y”

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ gây ra những cơn đau buốt khó chịu ở vùng hậu môn người bệnh, gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt đời sống. Về lâu về dài, trĩ gây ra những biến chứng khôn lường, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Mỗi người trong chúng ta cần đề cao việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh trĩ, mỗi người cần thực hiện tốt những điều sau:

Nên

  • Xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp với bản thân. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… để thu nạp nhiều chất xơ, vitamin,… giúp phòng chống bệnh trĩ.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày. Tăng cường uống nước ép trái cây để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, cơ thể nhận nhiều vitamin, chất xơ hơn.
  • Tắm gội hàng ngày. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện.
  • Từ bỏ thói quen lười vận động, ít vận động;
  • Tăng cường tập thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe hàng ngày;
  • Đi đại tiện ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách ăn uống khoa học, đầy đủ các chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần.
Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách ăn uống khoa học, đầy đủ các chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần.

Không nên

  • Ăn những thực phẩm có vị cay nóng.
  • Ăn các món ăn chiên, nướng nhiều dầu mỡ.
  • Thức khuya, stress.
  • Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá.
  • Ngồi quá lâu (nhất là những người làm việc văn phòng).
  • Ít vận động.
  • Ngồi lâu khi đi vệ sinh.
Không nên ngồi lâu, ít vận động, ăn các thực phẩm cay nóng,... vì đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Không nên ngồi lâu, ít vận động, ăn các thực phẩm cay nóng,… vì đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Tóm lại, trĩ là một chứng bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Bệnh trĩ hình thành do người bệnh chăm sóc sức khỏe cá nhân không đúng cách. Bệnh trĩ không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây lan. Để phòng tránh bệnh trĩ, mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin, uống đủ nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, hạn chế tiêu thụ thuốc lá, rượu bia, không nên ngồi lâu.

Hi vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn đọc có thêm thông tin để lý giải thắc mắc bệnh trĩ có lây không? Chúc bạn sớm tìm được liệu trình thích hợp và nhanh khỏi bệnh.