5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ Bác sĩ khuyên nên thực hiện

Bệnh trĩ không chỉ bị chi phối bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt mà còn chịu tác động bởi chế độ luyện tập. Thực hiện các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ thường xuyên có thể cải thiện nhu động ruột, tăng cường chức năng của cơ vòng hậu môn và hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ sa.

bệnh trĩ có nên tập thể dục
5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ Bác sĩ khuyên nên thực hiện

Bị bệnh trĩ có nên tập thể dục không?

Bệnh trĩ thường xảy ra ở những người thừa cân – béo phì, hay nhịn đại tiện, táo bón kéo dài, ngồi hoặc đứng quá nhiều,… Bệnh không chỉ gây đau rát vùng hậu môn mà còn gây khó khăn khi đại tiện, sinh hoạt và làm việc.

Bệnh trĩ chịu chi phối từ chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Vì vậy việc xây dựng thói quen ăn uống và luyện tập hợp lý có thể tác động đến tiến triển của bệnh.

Nhiều người bệnh lầm tưởng rằng, hoạt động thể chất có thể kích thích búi trĩ và làm phát sinh cơn đau. Tuy nhiên nếu lựa chọn bài tập thể dục phù hợp, bạn có thể cải thiện cơ thắt hậu môn, hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ và hạn chế tình trạng sung huyết.

bệnh trĩ có nên tập thể dục
Tập thể dục giúp tăng cường nhu động ruột, hạn chế táo bón và đau rát khi đại tiện

Hơn nữa hoạt động thể chất còn kích thích quá trình trao đổi chất và ổn định  nhu động ruột. Tác động này sẽ hạn chế được hiện tượng táo bón ở bệnh nhân trĩ và làm giảm các triệu chứng khó chịu khi đi đại tiện. Các chuyên gia cho biết, thói quen luyện tập đều đặn có thể giúp bạn dễ dàng đào thải phân ra bên ngoài và hạn chế được tình trạng chảy máu do phân ma sát với búi trĩ.

5 Bài tập thể hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngay tại nhà

bài tập thể dục chữa bệnh trĩ
Thực hiện các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ thường xuyên có thể giúp bệnh tiến triển tích cực

1. Bài tập co thắt cơ hậu môn

Bài tập này giúp cải thiện hoạt động của cơ vòng hậu môn, thích hợp với những trường hợp có búi trĩ sa ra ngoài. Tác động đến cơ vòng hậu môn giúp đẩy búi trĩ vào bên trong và hạn chế tình trạng sung huyết. Với bài tập này, bạn có thể luyện tập khi nằm, ngồi hoặc đứng đều được.

Thực hiện:

  • Ngồi/ nằm/ đứng và để cơ thể thả lỏng
  • Hít sâu, đồng thời kẹp đùi và mông, sau đó thực hiện co thắt hậu môn tương tự như khi nhịn đại tiện
  • Lưỡi uốn nhẹ lên hàm trên
  • Giữ nguyên tư thế và nhịn thở trong khoảng 10 – 15 giây
  • Sau đó thả lỏng cơ thể, đưa cơ hậu môn và lưỡi trở về trạng thái bình thường
  • Thực hiện bài tập này khoảng 20 – 30 lần, giữa mỗi lần tập có thể nghỉ khoảng 30 giây

Lưu ý: Trước khi thực hiện bài tập này, bạn nên đi đại tiện nhằm tránh tình trạng khó chịu và đau rát hậu môn.

2. Bài tập tác động đến vùng đan điền

Tương tự bài tập co thắt cơ hậu môn, bài tập cho vùng đan điền giúp cải thiện cơ vùng hậu môn đồng thời giúp búi trĩ co lại một cách tự nhiên. Ngoài ra bài tập lên vùng đan điền còn tác động đến nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón kéo dài.

Thực hiện:

  • Nằm thả lỏng trên giường, tay để xuôi theo phần thân và duỗi thẳng hai chân
  • Tập trung vào vùng đan điền (vùng bụng dưới nằm cạnh xương mu)
  • Hít thở sâu và thót hậu môn, đồng thời co bàn tay, hướng ngón chân lên phía trên và cắn chặt hai hàm răng
  • Duy trì tư thế trong 5 – 7 giây, sau đó thở nhẹ nhàng và thả lỏng cơ thể
  • Nghỉ trong 1 – 2 phút và thực hiện bài tập này trong 15 – 20 phút

3. Bài tập nâng hậu môn

Bài tập nâng hậu môn là một trong những động tác dễ thực hiện và có thể tập vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bài tập này có tác dụng giúp hậu môn co thắt và hạn chế tình trạng rối loạn đại tiện. Hơn nữa thực hiện động tác nâng hậu môn thường xuyên còn giúp bạn giảm cảm giác đau rát và khó khăn khi đi vệ sinh.

Thực hiện:

  • Ngồi trên ghế, tay thả lỏng theo chiều cơ thể, cổ và lưng thẳng
  • Sau đó đưa hai tay chống eo và đứng lên, đồng thời thót nhẹ cơ hậu môn
  • Duy trì tư thế này trong khoảng 5 – 10 giây
  • Nghỉ tại chỗ trong khoảng 5 giây và thực hiện từ 10 – 20 lần

Nếu làm công việc văn phòng hoặc những công việc có tính chất ngồi nhiều, bạn nên thực hiện bài tập này thường xuyên để hạn chế táo bón và các bệnh lý ở trực tràng – hậu môn.

4. Bài tập đi bộ

Bài tập đi bộ là động tác khá phức tạp nhưng tác động sâu đến vùng cơ hậu môn và kích thước búi trĩ. Luyện tập động tác này thường xuyên không chỉ kích thích hoạt động tiêu hóa mà còn giảm hiện tượng sung huyết ở búi trĩ và cải thiện cơn đau ở hậu môn.

Thực hiện:

  • Đứng thẳng người và thả lỏng
  • Hai tay để xuôi theo chiều của cơ thể, bàn tay và hàm hơi khép nhẹ
  • Bước 1 chân lên trước như đang đi bộ đồng thời thót cơ hậu môn
  • Tiếp tục bước chân còn lại và thực hiện thót cơ hậu môn lần 2
  • Thực hiện liên tục trong 10 – 15 phút

5. Bài tập tăng cường tiêu hóa

Bài tập tăng cường tiêu hóa tác động trực tiếp đến nhu động ruột. Bài tập này giúp đảm bảo chức năng của đường ruột, từ đó làm giảm táo bón và rối loạn tiêu hóa.

Thực hiện:

  • Đứng thẳng, hai tay thả lỏng và đưa hai chân rộng bằng vai
  • Cúi đầu thấp, đưa tay chạm mũi chân
  • Hít thở sâu và đưa lưỡi đánh lên hàm trên
  • Đồng thời thót cơ hậu môn và duy trì tư thế trong 10 giây
  • Thực hiện từ 5 – 10 lần

Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục chữa bệnh trĩ

Chế độ luyện tập hợp lý có thể tác động đến búi trĩ và giúp bệnh có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo tác dụng của bài tập, bạn cần lưu ý những thông tin sau:

bài tập thể dục chữa bệnh trĩ
Bệnh nhân trĩ phối hợp chế độ luyện tập và thói quen ăn uống khoa học
  • Các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ và cải thiện chức năng cơ vòng hậu môn. Vì vậy để điều trị cơn đau dứt điểm, bạn nên phối hợp chế độ luyện tập với việc sử dụng thuốc.
  • Luyện tập thường xuyên có thể tăng cường trao đổi chất và hạn chế táo bón. Tuy nhiên nếu bạn duy trì thói quen ăn uống không phù hợp, tình trạng táo bón có thể không được cải thiện. Do đó nên phối hợp các bài tập thể dục với chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, vitamin,…
  • Tác dụng của các bài tập chữa bệnh trĩ chỉ phát huy khi bạn thực hiện đều đặn trong ít nhất 30 ngày.
  • Trong trường hợp búi trĩ có hiện tượng nhiễm trùng, nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng búi trĩ kéo dài có thể gây áp xe hậu môn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
  • Để tăng tác dụng của bài tập, bạn nên hạn chế thói quen ngồi nhiều và tránh vận động mạnh. Thay vào đó nên đi bộ thường xuyên và ăn uống hợp lý để kiểm soát cân nặng và tác động tích cực đến quá trình chữa trị.

Thực hiện các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ thường xuyên có thể thu nhỏ kích thước búi trĩ và cải thiện hoạt động của cơ vòng hậu môn. Tuy nhiên cần luyện tập đều đặn và phối hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống hợp lý.