Tại sao ngồi nhiều bị trĩ? Giải pháp phòng ngừa hữu hiệu
Ngồi nhiều bị trĩ là vấn đề thường gặp ở dân văn phòng. Với chứng bệnh khó nói này khiến nhiều người phải đối diện với không ít phiền toái và các yếu tố nguy cơ về sức khỏe. Vậy có cách nào giúp phòng tránh bệnh trĩ ở những người ngồi nhiều và ít vận động không?
Theo các chuyên gia, một vấn đề sức khỏe mà dân công sở nào cũng có thể gặp phải đó là mắc bệnh trĩ. Căn bệnh này xuất hiện khi các tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng bị căng giãn quá mức, sung huyết tạo thành búi trĩ. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên của trĩ xuất hiện. Bên cạnh đó, để tránh gặp phải những rắc rối và phiền toái do bệnh gây nên, người bệnh cũng nên có kế hoạch phòng tránh bệnh ngay từ đầu.
Tại sao ngồi nhiều bị trĩ?
Theo một số thống kê, phần lớn người bệnh mắc bệnh trĩ đều tập trung nhiều ở khối dân văn phòng. Nguyên nhân là do môi trường công việc đặc thù khiến họ phải ngồi nhiều, cộng với việc ít vận động gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ căng giãn và làm giảm lưu thông máu đến các bộ phận này, tạo thành búi trĩ.
Ngoài nguyên nhân ngồi nhiều ra, dân công sở thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao là do các yếu tố sau:
- Nhịn hoặc dùng sức khi đi vệ sinh: Thông thường, dân văn phòng thường có thói quen nhịn đi vệ sinh vì lý do nào đó như dở việc hay dở cuộc họp,… Tưởng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng việc nhịn đi đại tiện chính là nguyên nhân gây tác động xấu đến chức năng hoạt của trực tràng. Nếu vấn đề này diễn ra thường xuyên có thể gây táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, đại tiện nếu dùng quá sức cũng là nguyên nhân khiến tĩnh mạch vùng hậu môn giãn và tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
- Không uống nhiều nước và ăn nhiều đồ khô: Môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với máy điều hòa khiến dân văn phòng không khát và lười uống nước. Thêm vào đó, thói quen ăn uống không khoa học cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Nếu hiện tượng này không được cải thiện, về lâu dài, táo bón sẽ gây áp lực lên hậu môn và trực tràng, làm tăng nguy cơ hình thành trĩ.
- Thường xuyên uống rượu bia: Việc thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đây có thể là nguyên nhân gây táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
- Ăn ít rau và trái cây: Nhìn chung, rau xanh và trái cây đều những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dân văn phòng lười ăn hai loại thực phẩm này đồng nghĩa với việc thiếu chất khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Căn bệnh này khi tiếp diễn một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
Nguy cơ sức khỏe thường gặp ở những người ngồi nhiều bị trĩ
Bệnh trĩ khi mới hình thành không gây bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng, dân văn phòng phải đối diện với những vấn đề sức khỏe như:
- Đau rát ở hậu môn gây khó khăn khi ngồi: Thời gian phát hiện bệnh trĩ khá muộn. Người bệnh chỉ nhận biết bệnh khi thấy triệu chứng chảy máu, đau rát ở hậu môn. Lúc này, búi trĩ đã lớn dần và gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể, người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu ở hậu môn. Đặc biệt trong nhiều trường hợp búi trĩ to gây đau nhức và khó khăn khi ngồi.
- Mất máu, suy nhược cơ thể: Bệnh trĩ chuyển nặng khiến mạch máu tắc vỡ và gây chảy máu. Nếu người bệnh không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây mất máu dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Chức năng hậu môn bị rối loạn: Bệnh trĩ có thể gây rò hậu môn nếu không chữa sớm. Khi đó, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng hôi hám và nhớp nháp. Về lâu dài có thể gây mất tự chủ khi đại tiện.
- Mắc bệnh vùng kín ở nữ giới: Vi khuẩn trong dịch tiết của các búi trĩ có thể xâm nhập vùng kín và gây viêm nhiễm
- Viêm nhiễm: Búi trĩ bị nghẹt có thể gây hoại tử và dẫn đến viêm nhiễm. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng của người bệnh
Giải pháp phòng ngừa tình trạng ngồi nhiều bị trĩ
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây trĩ chủ yếu là do xuất phát từ các thói quen sinh hoạt hàng ngày như ngồi nhiều, lười vận động,… Do đó, để ngăn ngừa bệnh hình thành, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa tại nhà và nơi làm việc sau đây:
Nên tạo thói quen vận động
Để phòng bệnh trĩ ở những người ngồi nhiều, người bệnh nên ưu tiên thay đổi thói quen làm việc. Cứ 50 phút, dân văn phòng nên đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ khoảng 5 – 10 phút. Việc thường xuyên đứng lên sẽ giúp máu lưu thông đến hậu môn tốt hơn. Từ đó giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch và giúp ngăn sự tạo thành búi trĩ.
Bên cạnh đó, việc tạo thói quen vận động còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa bệnh táo bón và làm giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón. Đồng thời giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tình trạng tích mỡ gây béo bụng. Ngoài việc vận động ở nơi làm việc, dân văn phòng cũng nên tạo thói quen tập thể dục ở nhà. Các bộ môn thể thao giúp phòng tránh trĩ có thể kể tên như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga hoặc nhảy dây,…
Chế độ ăn uống lành mạnh
Người làm việc ở văn phòng nên có chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ và ít chất béo. Bên cạnh đó cũng nên tuân thủ đúng nguyên tắc ăn, ăn đúng bữa, ăn chậm và nhai kỹ. Tuyệt đối không ăn qua loa hoặc không đúng giờ gây tác động tiêu cực đến dạ dày. Đồng thời gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nhu động ruột khiến thức ăn bị lắng đọng và gây táo bón, hình thành trĩ.
Một số loại thực phẩm ưu tiên, chống táo bón và giúp giải nhiệt như rau mồng tơi, rau lang, diếp cá, mướp,… Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, để phòng ngừa trĩ, người bệnh nên tránh các đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, thức ăn nhanh,…
Uống nhiều nước mỗi ngày
Là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh trĩ hình thành. Theo các chuyên gia, trên thực tế nếu không khát nước, người bệnh cũng cần bổ sung một lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Bởi nước giúp thanh lọc và giải độc cho cơ thể. Đồng thời, chúng còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp chức năng hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón và trĩ.
Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là người bệnh không nên uống nhiều nước đá bởi chúng khiến máu lưu thông kém và tác động xấu đến hệ tiêu hóa, làm tăng khả năng hình thành búi trĩ. Mặt khác, bệnh nhân cũng không nên uống nhiều nước vào buổi tối tránh trường hợp ảnh hưởng xấu đến thận.
Tạo thói quen đi cầu vào thời gian cố định
Để phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh nên tạo cho bản thân thói quen đi cầu vào giờ cố định. Cách làm này không chỉ giúp cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa bệnh táo bón và trĩ hình thành. Mặt khác, bệnh nhân cũng không nên nhịn đi cầu trừ những trường hợp không thể. Đồng thời không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh tránh làm vùng hậu môn bị tổn thương.
Ngồi nhiều bị trĩ tuy không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này không được điều trị sớm, búi trĩ tăng dần kích thước gây đau nhức và nóng rát ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể đến, bệnh chuyển nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên có biện pháp phòng và điều trị phù hợp.