5 loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn dùng thuốc tây

Áp dụng 5 loại lá chữa bệnh trĩ sau đây, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau nhức, nóng rát và khó chịu ở khu vực hậu môn – trực tràng. Với nguồn gốc tự nhiên, các loại lá này hoàn toàn lành tính nên không gây tác dụng phụ ở người sử dụng, đồng thời mang đến hiệu quả bền vững giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

lá chữa bệnh trĩ
Những loại lá thảo dược nào có tác dụng chữa bệnh trĩ?

Theo Đông y, bệnh trĩ xuất hiện là do khí huyết bị ứ trệ. Điều này có nghĩa là, máu từ tim sẽ theo tĩnh mạch đến nuôi dưỡng các cơ quan khác, trong đó có hậu môn. Sau đó, chúng lại tiếp tục theo tĩnh mạch quay ngược về tim. Tuy nhiên, vì khí huyết bị ứ trệ ở hậu môn, máu ở ở nơi này theo tĩnh mạch về không hết sẽ bị tích tụ lại. Qua một thời gian, máu tích tụ nhiều sẽ dần dần căng phồng lên khiến tĩnh mạch mỏng dần đến khi sa xuống và tạo thành búi trĩ.

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút. Đồng thời, bệnh còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người mắc bệnh. Do đó, để cải thiện triệu chứng đau nhức và khó chịu, bệnh nhân cần khám và chữa trị theo yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Hiện tại, có rất nhiều cách điều trị trĩ, người bệnh có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa, bệnh vẫn có thể tái phát.

Top 5 loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Trong dân gian, có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng các loại lá thảo dược, vừa hiệu quả vừa an toàn, không gây tác dụng phụ. Do đó, để điều trị và dự phòng bệnh quay trở lại, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng các loại lá chữa bệnh trĩ sau đây.

1. Cây lá bỏng

Cây lá bỏng được xem là vị thuốc tự nhiên có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, nổi bật là bệnh trĩ. Theo Đông y, dược liệu này có tính mát, vị nhạt, hơi chua và không chứa độc, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm và chỉ thống,… Bên cạnh đó, cây lá bỏng còn có công dụng tiêu thũng, tiêu độc và giảm đau. Thêm vào đó, thảo dược này còn có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, giúp tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm. Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này mà vị thuốc này thường được dân gian sử dụng để cải thiện triệu chứng đau, viêm và sưng tấy ở hậu môn do trĩ gây nên.

+ Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây lá bỏng:

  • Sử dụng 10 lá bỏng, sáng nhai 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá
  • Sau khi nhai nhuyễn nuốt bớt nước và dùng phần bã đắp lên hậu môn

Để đạt kết quả điều trị bệnh tốt, người bệnh nên áp dụng loại lá chữa bệnh trĩ này trong 20 – 45 ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị bệnh ở mỗi người có thể khác nhau. 

+ Điều trị chứng đại tiện ra máu

  • Chuẩn bị 30 gram lá bỏng, 10 gram ngải cứu sao cháy, 10 gram cỏ nhọ nồi và 10 gram lá trắc bá sao cháy
  • Mỗi ngày sắc 1 thang và uống

Với bài thuốc này, người bệnh nên uống liên tục nhiều ngày cho đến khi chứng đại tiện ra máu thuyên giảm và ngừng hẳn thì dừng uống.

Lưu ý:

  • Để bệnh mau chóng khỏi, trước khi đắp lá bỏng lên hậu môn, người bệnh nên vệ sinh khu vực này sạch sẽ bằng nước muối pha loãng hoặc xà phòng diệt khuẩn nhẹ
  • Khi sử dụng lá bỏng điều trị trĩ nên hái vào lúc mặt trời mọc khoảng 6 đến 7 giờ thì mới hiệu quả. Lúc này, lá bỏng sẽ không bị chát
  • Khi ăn lá bỏng không nên ăn với muối để tránh tác dụng phụ
Lá bỏng chữa bệnh trĩ
Lá bỏng chữa bệnh trĩ nên hái vào lúc 6 – 7 giờ sáng mới đạt được hiệu quả cao

2. Lá diếp cá

Lá diếp cá trở thành một trong những loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả được nhiều người biết đến là vì chúng chứa lượng lớn hàm lượng tinh dầu Decanonyl acetaldehyde. Đây là được xem như là hoạt chất kháng sinh có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, giúp ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu vàng. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn do chảy máu. Đồng thời, Decanonyl acetaldehyde còn có tác dụng cầm máu, giảm hạn chế mất máu do búi trĩ bị tắc vỡ.

+ Cách chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá:

  • Xông hơi: Sử dụng 300 gram lá diếp cá đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm, thêm nước và đun sôi. Dùng nước này xông hơi cho hậu môn. Sau khi nước còn ấm, dùng phần bã đắp trực tiếp lên búi trĩ giúp làm giảm sưng và ngứa rát.
  • Uống nước bột diếp cá: Diếp cá bao gồm cả lá và thân đem rửa sạch, phơi khô. Sau đó xay nhuyễn thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày dùng 2 – 3 gram bột hòa tan nước ấm và uống. Thường xuyên sử dụng mỗi ngày giúp làm co búi trĩ.

Để bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá mang lại kết quả tốt, bệnh nhân nên kết hợp song song giữa xông hơi và uống.

3. Lá lốt

Lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng ngứa rát, đau và khó chịu ở vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Với các thành phần dưỡng chất thiết yếu, dược liệu này có tác dụng sát khuẩn và tiêu viêm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để làm giảm cảm giác đau rát và khó chịu ở hậu môn. Thêm vào đó, lá lốt chứa lượng lớn tinh dầu, bao gồm hoạt chất chống oxy hóa flavonoid giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tĩnh mạch bị giãn và phình ở hậu môn và trực tràng. Từ đó, giúp cải thiện và tăng khả năng bình phục bệnh.

+ Điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt như sau:

  • Xông hơi: Sử dụng lá lốt, cúc tần, nghệ và ngải cứu, mỗi vị thảo dược 50 gram. Nghệ đem gọt vỏ và rửa sạch cùng các vị thuốc còn lại. Sau đó giã nát và cho vào nồi, bỏ các vị thuốc còn lại vào, thêm nước và 1 thìa muối, đun sôi. Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng nước thuốc xông hơi cho đến khi hết nóng.
  • Uống nước ép lá lốt: Mỗi ngày sử dụng 100 gram lá lốt tươi đem rửa sạch, thái nhỏ và cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt và chia đều ra uống trong ngày. 

Thường xuyên xông và uống nước lá lốt mỗi ngày giúp phục hồi niêm mạc tổn thương ở hậu môn. Đồng thời giúp làm giảm cảm giác sưng và đau ở khu vực này.

lá lốt chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá lốt thường xuyên giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức ở hậu môn

4. Ngải cứu

Y học cổ truyền cho biết, ngải cứu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn,… Do đó, thuốc thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ (lòi dom) và một số bệnh lý khác như mụn nhọt,… Thêm vào đó, Y học hiện đại cũng chứng minh, hoạt chất anabsinthine chứa trong ngải cứu có tác dụng làm giảm viêm và giảm đau khá nhanh. Chưa kể đến, các thành phần hóa học chứa trong ngải cứu còn giúp hỗ trợ sát trùng, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm ở búi trĩ.

+ Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu:

  • Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch 
  • Sau đó cho vào ấm, thêm 2 lít nước rồi đun sôi
  • Lọc lấy nước thuốc và thêm 3 muỗng muối vào
  • Đợi nước nguội bớt, dùng nước thuốc ngâm rửa hậu môn

Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu nên được thực hiện trước khi đi đại tiện. Bởi hơi nước nóng sẽ giúp làm giãn nở không gian ở hậu môn. Từ đó giảm cảm giác đau rát và nhức. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên thực hiện 2 lần trong ngày.

5. Lá hoa thiên lý

Lá và thân hoa thiên lý chứa nhiều ancaloid, vitamin và chất khoáng, có tác dụng làm mát và chữa lành vết thương. Để chữa bệnh trĩ bằng lá thảo dược này, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau:

  • Bài thuốc đắp: Sử dụng 1 nắm lá thiên lý non đem đi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn và cho vào một ít muối. Tiếp đó cho hỗn hợp này vào mảnh vải mỏng đã được làm sạch và đắp lên búi trĩ. Sau khoảng 20 phút vệ sinh lại bằng nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả cao.
  • Bài thuốc xông: Hái 2 nắm lá thiên lý đem rửa sạch, cho vào nồi rồi thêm nước và đun sôi. Dùng nước lá này xông hậu môn trong khoảng thời gian 10 – 15 phút. Lưu ý, trước và sau khi xông nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Thường xuyên thực hiện đều đặn mỗi ngày, lá thiên lý sẽ giúp triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm rõ rệt sau 10 đến 2 tuần sử dụng. Để nhanh chóng phục hồi bệnh, ngoài 2 cách làm trên, người bệnh cũng nên kết hợp uống nước lá thiên lý mỗi ngày.

Các loại lá chữa bệnh trĩ nêu trên không chỉ giúp làm giảm đau và sưng mà còn giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, để đạt được tác dụng chữa trị như mong muốn, ngoài việc áp dụng các loại lá tự nhiên này, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ giúp theo dõi và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.