Dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ – Nhiều người khỏi bệnh

Cúc tần, cây lức hay từ bi là loại cây quen thuộc với nhiều người do chúng mọc khắp mọc nơi đặc biệt là vùng quê Bắc bộ xưa. Nhiều người thường dùng loại cây này để làm hàng rào lại không biết thực ra chúng là thảo dược quý có thể chữa được nhiều bệnh như ho, cảm cúm, sốt huyết, phong tê bại, đau nhức xương và đặc biệt là bệnh trĩ. Vậy cúc tần chữa bệnh trĩ như thế nào, cách sử dụng ra sao?

Dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp được nhiều người áp dụng
Dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp được nhiều người áp dụng

Công dụng chữa bệnh trĩ của cúc tần

Cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica (L.) Less – Baccharis indica L., họ Asteraceae. Là loại cây nhỏ, cao từ 2 – 3m mọc dại và được trồng ở hầu hết các tỉnh của nước ta. Thường được trồng làm hàng rào xanh vừa lấy lá để làm thuốc.

Theo Đông y, cúc tần vị cay đắng, mùi thơm tính ấm có công dụng lợi tiểu, tiêu ứ, tiêu đờm, tiêu độc, kích thích tiêu hóa, sát trùng, kháng viêm. Thường có mặt trong các bài thuốc chữa đau đầu, đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, nhiễm khuẩn… Đặc biệt, cúc tần còn được dùng để chữa táo bón và bệnh trĩ do có khả năng sát trùng, tiêu viêm, tiêu độc, kích thích tiêu hóa.

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần chủ yếu của toàn cây cúc tần là tinh dầu và mùi thơm ngải cứu. Trong cúc tần tươi có chứa protit, lipit, xenlulozơ, canxi, Fe, caroten, vitamin C… Được cho là có khả năng khắc phục các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. 

Cách dùng cúc tần chữa bệnh trĩ

Sở dĩ cúc tần được dùng nhiều để chữa bệnh trĩ là do mang đến những chuyển biến tích cực cho người bệnh mà giá thành thấp, dễ thực hiện mà lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng.  Có nhiều cách dùng cúc tần chữa bệnh trĩ, tuy nhiên, chỉ khi thực hiện đúng cách đúng liều lượng thì mới thấy hiệu quả. Sau đây là một số cách dùng cúc tần để chữa bệnh:

1. Bài thuốc đặc trị trĩ với cúc tần

 Đây là bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo chia sẻ của nhiều người, bài thuốc này đã mang lại cho họ nhiều chuyển biến tích cực. Cúc tần có khả năng sát trùng, tiêu ứ, giam đau, kích thích tiêu hóa giúp người bệnh hồi phục tốt. Khi kết hợp với 4 thảo dược khác là lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng sẽ giúp chữa khỏi bệnh trĩ cho người mắc bệnh ở cấp độ nhẹ.

Cách thực hiện:

  • Lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu mỗi thứ một nắm cùng vài lát nghệ tươi
  • Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, đun sôi với nước 
  • Thấy ra nước đặc thì đổ ra chậu, dùng nước này xông hậu môn trong 15 phút
  • Khi nước còn hơi ấm thì tiếp tục ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút
  • Lau khô bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần trên tuần, kiên trì trong ít nhất 2 tháng sẽ thấy các búi trĩ co lại và dần biến mất.

2. Bài thuốc uống lá cúc tần chữa bệnh trĩ 

Với bệnh nhân trĩ nội, nên kết hợp xông hơi các thảo dược trên với việc uống nước cốt lá cúc tần để giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Nước cúc tần không dễ uống nhưng lại mang đến những dấu hiệu tích cực cho việc điều trị.

Cách thực hiện:

  • Lấy 15g lá cúc tần tươi, rửa sạch, tốt nhất nên rửa qua với nước muối loãng
  • Giã nát lá cúc tần, vắt lấy nước cốt để uống
  • Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày, đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả.

3. Bài thuốc xông hơi chữa trĩ với cúc tần

xông hơi chữa trĩ
Có thể dùng cúc tần xông hơi để chữa bệnh trĩ

Nếu không thể chuẩn bị đủ nguyên liệu như lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, người bệnh có thể chỉ dùng riêng lá cúc tần để xông hơi.

Cách thực hiện như sau: 

  • Lấy 1 nắm lá cúc tần rửa sạch, đun sôi với nước
  • Để tăng công dụng và hiệu quả kháng khuẩn, khi nước sôi nên cho thêm một chút muối
  • Tắt bếp, đổ nước này ra chậu để xông trực tiếp vùng hậu môn
  • Khi nước nguội bớt chỉ còn hơi ấm thì dùng nước này rửa hậu môn. 

Những lưu ý khi dùng cúc tần chữa trĩ

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu dùng qua đường uống, liều lượng cho phép là từ 8 – 16g/ngày, tuyệt đối không được vượt quá liều lượng này.
  • Cúc tần và các phương pháp dân gian khác chỉ thích hợp cho trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, sau 2 tháng thử nghiệm mà không thấy hiệu quả thì nên thăm khám chuyên khoa để có các điều trị phù hợp.
  • Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa, cách thực hiện của người bệnh. Hơn nữa, phải thật sự kiên trì mới thấy kết quả, nếu dùng 2 – 3 lần rồi ngưng thì chắc chắn sẽ không có chuyển biến gì,
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, uống nhiều nước, tránh căng thẳng mệt mỏi, tránh ngồi quá lâu một chỗ để không gây áp lực cho hậu môn. 
  • Tăng cường vận động, rèn luyện thân thể, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, người bệnh có thể dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ, tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, ở cấp độ 1. Nếu bạn mắc bệnh đã lâu thì nên thăm khám để được điều trị chuyên khoa và chỉ nên dùng cúc tần dưới dạng phương pháp hỗ trợ.