Bệnh trĩ uống thuốc có hết hoàn toàn không? [Hỏi – Đáp]
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? – Chúng tôi cho rằng, tùy vào từng trường hợp bệnh, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đề ra cách điều trị phù hợp. Không phải lúc nào bác sĩ cũng chỉ định dùng thuốc để điều trị bệnh trĩ. Để điều trị bệnh trĩ dứt điểm hoàn toàn, người bệnh cần kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp cùng hỗ trợ điều trị.
Bệnh trĩ uống thuốc có khỏi không?
Bệnh trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn và trực tràng bị co giãn quá mức. Từ đó, chúng bị ứ tắc máu và sưng phình, gây đau nhức. Bệnh trĩ được phân chia thành 3 loại:
- Trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện ở trong trực tràng, không thể quan sát thấy bằng mắt thường;
- Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất hiện ở ngoài hậu môn, có thể dễ dàng nhìn thấy, sờ thấy;
- Trĩ hỗn hợp: Cùng một thời điểm xuất hiện cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
Một số triệu chứng cho biết bạn bị bệnh trĩ là: ngứa rát ở vùng hậu môn, hậu môn tiết dịch nhờn khó chịu, đại tiện có máu lẫn với phân, búi thịt sưng đau xuất hiện ở ngoài hậu môn, búi thịt đau từ trong trực tràng sa ra ngoài hậu môn,…
Có nhiều người thắc mắc, “bệnh trĩ uống thuốc có hết hoàn toàn không?”. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Trĩ là chứng bệnh do tĩnh mạch bị phình to. Không phải ở bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng có thể điều trị bệnh trĩ bằng thuốc. Ở một số trường hợp bệnh ở cấp độ nhẹ, thuốc men có thể điều trị khỏi hẳn bệnh trĩ. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, trĩ trội, người bệnh cần phải áp dụng những phương pháp điều trị khác để bệnh dứt điểm.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh trĩ cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này giúp cho bệnh mau chóng thuyên giảm và không tái phát về sau.
Điều trị bệnh trĩ dứt điểm như thế nào?
Ngày nay, để điều trị bệnh trĩ khỏi hẳn, người bệnh cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau giúp cho kết quả điều trị tốt hơn, được như mong muốn.
1. Trĩ ngoại
Ở trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại, búi trĩ lộ ra bên ngoài, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Tại nhà, người bệnh trĩ có thể dùng thuốc bôi để giúp búi trĩ co lại, chống dị ứng.
Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc do bác sĩ cấp, người bệnh cũng cần chăm sóc đúng cách tại nhà. Chẳng hạn, bệnh nhân nên vệ sinh vùng kín, vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày. Để vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và giúp búi trĩ co lại nhanh, người bệnh nên ngâm hậu môn trong chậu nước muối loãng, pha bằng nước ấm.
Người bệnh cần mặc quần rộng rãi, thoáng mát, tránh vận động mạnh vì dễ gây đau và tổn thương hậu môn. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tránh dùng rượu bia, thuốc lá,…
Những biện pháp kể trên sẽ giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm bệnh trĩ ngoại. Chớ nên trông cậy vào thuốc men vì thuốc men chỉ giúp điều trị một phần.
Đối với trường hợp trĩ ngoại phình to, gây đau nhức, gây khó khăn trong di chuyển, nằm và ngồi, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Sau khi cắt bỏ trĩ, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Hậu phẫu thuật cắt bỏ trĩ, người bệnh cần chăm sóc đúng cách, dùng thuốc kháng viêm đúng liều lượng để vết mổ mau lành. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động,… để bệnh trĩ không tái phát.
2. Trĩ nội
Trĩ nội thường khó điều trị hơn vì người bệnh khó quan sát thấy búi trĩ, chỉ có thể biết mức độ nặng khi búi trĩ sa ra ngoài.
Đối với trường hợp trĩ nội ở cấp độ nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đặt hậu môn và khuyến khích thay đổi thói quen sống. Người bệnh cần tăng cường vận động hơn, ăn nhiều rau xanh, chất xơ, uống nhiều nước,… Rau xanh, chất xơ, nước uống sẽ giúp làm dịu mát cơ thể, khiến cho các đám rối ở tĩnh mạch giảm căng phình. Vận động, đi lại nhiều hơn sẽ giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu chất xơ sẽ ngăn chặn tình trạng táo bón xảy ra. Đây cũng là cách giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh đau rát khi đại tiện, tránh đi ngoài ra máu,…
Dùng thuốc Nam cũng là cách giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm giảm đau, khiến các búi trĩ giảm sưng phình. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được dùng các bài thuốc Nam do bác sĩ y học cổ truyền chỉ định. Không nên dùng các bài thuốc lưu truyền trong dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học.
Đối với trường hợp trĩ nội ở cấp độ nặng, các búi trĩ phình to và dễ bị vỡ, chảy máu, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác để điều trị. Một số phương pháp phổ biến để điều trị trĩ nội hiện nay là:
- Thắt búi trĩ: Bác sĩ sẽ dùng một đoạn dây cao su nhỏ, thắt chặt búi trĩ bên trong trực tràng. Cách này giúp cho búi trĩ không nhận được protein từ cơ thể. Từ đó, chúng teo nhỏ lại và không gây ra chảy máu;
- Đốt trĩ: Bác sĩ cũng có thể dùng tia laser kết hợp với nội soi để đốt bỏ trĩ trong trực tràng. Cách này giúp loại bỏ búi trĩ nhanh chóng.
3. Trĩ hỗn hợp
Đối với tình trạng trĩ hỗn hợp, bác sĩ sẽ thăm khám và kết hợp nhiều phương pháp để điều trị bệnh. Ở trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc giảm đau, bôi thuốc co trĩ, khuyến khích người bệnh ăn nhiều rau xanh, hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng,…
Ở trường hợp trĩ hỗn hợp diễn ra nặng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ búi trĩ sưng to, đốt búi trĩ, thắt búi trĩ trong trực tràng lại,…
Sau khi phẫu thuật điều trị trĩ hỗn hợp, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh để sức khỏe mau chóng hồi phục và phòng tránh tái phát bệnh.
Một số biện pháp pháp ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường đeo bám dai dẳng và gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Để phòng tránh bệnh trĩ, mỗi người chúng ta cần ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ:
- Về chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, rau củ tươi, giàu chất xơ. Ăn đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, vitamin D, thịt nạc,… Uống nước đầy đủ mỗi ngày để cơ thể được thanh nhiệt, có thể bổ sung nước ép hoa quả vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
- Về lối sống: Nên tăng cường vận động, tập luyện thể dục hàng ngày, tránh ngồi quá lâu khi đi đại tiện. Đối với nhân viên văn phòng, tránh ngồi quá lâu. Sau khoảng 1 giờ ngồi làm việc, bạn nên đứng dậy và đi lại để máu huyết lưu thông, giảm áp lực lên các mô, tĩnh mạch ở hậu môn. Cần tránh dùng thuốc lá, rượu bia,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!