Các cấp độ của bệnh trĩ – Cách nhận biết & độ nguy hiểm
Búi trĩ hình thành không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng chúng sẽ tăng dần kích thước và gây sưng tấy, đau nhức ở hậu môn. Tùy thuộc vào cấp độ phát triển của búi trĩ mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp. Do đó, bệnh nhân cần nắm rõ các cấp độ của bệnh trĩ để biết cách chữa trị hiệu quả.
Bệnh trĩ hình thành khi các cụm tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị giãn hoặc sưng. Một khi các tĩnh mạch này sưng lên sẽ gây tích tụ máu và tạo thành các búi trĩ gây đau nhức và khó chịu ở hậu môn. Bệnh trĩ thường chia thành ba loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp với các định nghĩa như sau:
- Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ hình thành bên trong hậu môn, không thể nhìn thấy bằng mắt. Tuy nhiên, khi búi trĩ lớn dần, chúng có thể sa ra ngoài hậu môn
- Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở xung quanh ống hậu môn, có thể quan sát thấy. Đặc biệt khi sờ vào có cảm giác đau. Nếu dùng tay ấn vào chỉ lát sau búi trĩ sẽ lại trôi ra ngoài
- Trĩ hỗn hợp: Là sự xuất hiện của hai loại trĩ nội và ngoại
Mỗi loại trĩ sẽ có cấp độ phát triển khác nhau. Hầu hết các trường hợp bệnh mới khởi phát thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khoảng thời gian hình thành nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang cấp độ nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả, người bệnh cần biết mỗi loại trĩ thường có những cấp độ nào. Bởi việc nắm rõ các cấp độ của bệnh trĩ sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp, giúp rút ngắn thời gian và làm giảm thiểu tối đa chi phí điều trị.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, ngứa hoặc khó chịu ở hậu môn. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh do phân đi qua trực tràng gây kích thích búi trĩ nội. Nhìn chung, bệnh trĩ nội thường không nghiêm trọng và có xu hướng tự khỏi nếu người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Lúc này, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng xảy ra.
Dưới đây là các cấp độ của bệnh trĩ nội:
Cấp độ 1: Hay còn gọi là giai đoạn hình thành. Ở giai đoạn mới khởi phát này, bệnh trĩ chưa gây tổn thương nhiều. Do đó, việc điều trị bệnh thường dễ dàng và khả năng chữa dứt điểm bệnh thường cao hơn. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội đặc trưng ở cấp độ 1 thường là đại tiện ra máu. Máu có thể chảy thành tia vào vài ngày sau đó nhưng không nhiều. Mặt khác, ở giai đoạn này, búi trĩ còn nhỏ nên không sa ra ngoài nhưng cũng gây đau nhức khi đi đại tiễn. Đặc biệt có thể gây tổn thương hậu môn nếu đi ngoài phân cứng.
Cấp độ 2: Khi chuyển sang giai đoạn này, búi trĩ đã khá to, có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Tuy nhiên, sau khi đi tiêu xong, chúng sẽ tự động co lại. Bên cạnh đó, lượng máu trong quá trình đại tiện có thể chảy nhiều hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau nhức và ngứa ở hậu môn, nguyên nhân là do khu vực này sưng và viêm.
Cấp độ 3: Ở cấp độ 3, búi trĩ tăng dần kích thước và niêm mạc hậu môn trực tràng dày hơn khiến búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mà không thể tự co lại. Muốn búi trĩ co lại trừ khi người bệnh dùng tay đẩy vào bên trong.
Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ ngoại. Khi đó búi trĩ hoàn toàn tuột ra ngoài, ngay cả khi dùng tay nhét vào. Ở cấp độ này, người bệnh cần điều trị gấp. Bởi búi trĩ gây cản trở tĩnh mạch hồi lưu khiến máu tích tụ ở búi trĩ gây sa nghẹt hoặc hoại tử, đồng thời kèm theo tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm.
Loại bỏ tận gốc các cấp độ bệnh trĩ với bài thuốc hiệu nghiệm được khuyên dùng
Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại
Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại về cơ bản giống bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, do búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn nên người bệnh thường cảm thấy đau nhức dữ dội khi đi ngoài, ngồi xuống hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác.
Bệnh trĩ ngoại có các cấp độ chính như:
- Cấp độ 1: Ở giai đoạn này, búi trĩ đã bắt đầu phát triển dưới đường lược và nhô ra ngoài hậu môn. Tuy nhiên, búi trĩ còn rất nhỏ nên có thể tự động thụt vào bên trong. Nhìn chúng, bệnh trĩ ngoại ở cấp độ 1 thường không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu lớn dần nhưng vẫn có thể tự co lại nhưng chúng cũng có thể tiết dịch gây ẩm ướt hậu môn và khu vực xung quanh hậu môn.
- Cấp độ 3: Khi chuyển sang cấp độ 3, búi trĩ lớn dần và có dấu hiệu bị tắt mạch nên gây đau nhức. Không những thế, chúng còn gây chảy máu khi người bệnh ngồi hoặc hoạt động
- Cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng. Đặc biệt, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp bao gồm cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Đối với loại trĩ này thường không có cấp độ để phân biệt. Bởi khi bệnh trĩ hỗn hợp xuất hiện, bệnh đã ở mức độ nguy hiểm cần điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, khi gặp phải triệu chứng bệnh này, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định của chuyên gia để tránh trường hợp bệnh gây biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hình thành và chuyển nặng
Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là nên giữ cho phân mềm và hạn chế tình trạng táo bón bằng những cách sau đây:
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống 6 – 8 ly nước để giúp thúc đẩy quá trình bài tiết. Đồng thời tăng cường hoạt động của nhu động ruột, giúp quá trình đi tiêu dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Còn đối với người đã mắc bệnh, uống nhiều nước chính là cách giúp kiểm soát và ngăn chặn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Bổ sung 20 – 30 gram chất xơ trong chế độ ăn mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự hình thành và cải thiện chứng táo bón, giảm nguy cơ bị trĩ
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu: Nếu thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian làm việc sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạc ở hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, để kiểm soát triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát, người bệnh nên tích cực đứng lên và đi lại sau 30 – 45 phút ngồi hoặc đứng.
- Giữ tâm lý thoải mái: Căng thẳng khi đi tiêu có thể gây táo bón và làm tăng áp lực ở tĩnh mạch của trực tràng dưới dẫn đến bệnh trĩ. Do đó, để ngăn ngừa bệnh hình thành, người bệnh nên thư giãn mỗi khi đi đại tiện.
Trên đây là các cấp độ của bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo. Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như từng cấp độ và cách điều trị, bệnh nhân vui lòng liên hệ trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.