Khám bệnh trĩ như thế nào, quy trình bao gồm những gì?
Khám bệnh trĩ là điều bắt buộc phải thực hiện nếu muốn khỏi bệnh. Tuy nhiên do chưa hiểu cách khám và quy trình khám bệnh trĩ, khiến nhiều người trì hoãn việc thăm khám. Điều này vô tình tạo điều kiện để bệnh phát triển nặng hơn. Vậy khám bệnh trĩ như thế nào? Khám ở đâu hiệu quả? Dưới đây là một vài gợi ý từ chuyên gia.
Tham khảo quy trình và các bước khám trĩ được đề cập chi tiết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khám bệnh trĩ như thế nào?
Bệnh trĩ rất dễ phát hiện thông qua những biểu hiện bên ngoài. Vì vậy, bạn có thể tự khám bệnh trĩ tại nhà. Để chắc chắn hơn, có thể tìm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác mức độ trĩ, nguyên nhân gây bệnh trĩ nhằm có phương pháp điều trị cụ thể.
1. Cách khám bệnh trĩ tại nhà
Bệnh trĩ có hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó:
Bệnh trĩ nội:
Bệnh trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn trực tràng nên bạn không thể quan sát được bằng mắt thường trừ khi búi trĩ sưng to và sa ra khỏi hậu môn. Búi trĩ thường có hình dáng giống như một cục thịt thừa. Dùng tay sờ vào thấy bề mặt căng nhẵn, mềm, màu hồng hoặc màu đỏ. Tùy theo mức độ bệnh mà búi trĩ có kích thước to nhỏ khác nhau.
Thông thường, ở giai đoạn trĩ nội độ 3, búi trĩ sẽ bắt đầu sa ra ngoài mỗi khi đi cầu. Lúc này, dùng tay có thể đẩy được búi trĩ vào trong. Tuy nhiên sang đến giai đoạn 4, búi trĩ nằm thường trực ở bên ngoài hậu môn gây cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu.
Ngoài ra, có thể phát hiện bệnh trĩ nội sớm hơn thông qua các biểu hiện như:
- Có máu dính trong phân hoặc dính vào khăn giấy khi đi cầu
- Vướng víu, căng tức ở hậu môn
- Vùng xung quanh hậu môn có chất nhầy ẩm ướt và ngứa do búi trĩ tiết ra.
Bệnh trĩ ngoại:
Tự khám bệnh trĩ ngoại như thế nào? Dạng trĩ này dễ phát hiện hơn do hình thành bên ngoài hậu môn. Búi trĩ phát triển từ các nếp gặp xung quanh rìa lỗ hậu môn nên bạn có thể quan sát bằng mắt thường và sờ thấy được.
Khi mới hình thành, bạn sẽ thấy rìa hậu môn hơi căng phồng, kích thước chỉ như hạt gạo hoặc hạt đậu tương. Quan sát vùng da bên ngoài hậu môn thấy sưng tấy, đỏ da, hình thái tự nhiên của nếp nhăn xung quanh hậu môn bị thay đổi. Bệnh càng nặng thì búi trĩ càng sưng to hơn gây đau rát. Trường hợp nặng, búi trĩ nằm chắn ngang gây bít tắc lỗ hậu môn, cản trở đường đi của phân.
Những đặc điểm trên có thể làm cơ sở giúp bạn tự khám bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên một số biểu hiện của bệnh trĩ cũng có ở các bệnh lý hậu môn trực tràng khác nên nếu không có kinh nghiệm bạn có thể chẩn đoán sai bệnh. Tốt nhất bạn nên tìm đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể.
Phát hiện sớm, xử lý bệnh trĩ ngay khi có dấu hiệu ban đầu – Kết nối để được hướng dẫn
Bác sĩ khám bệnh trĩ như thế nào?
Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ mắc trĩ, hãy tìm đến những bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa hoặc khoa Hậu môn trực tràng để được thăm khám, chẩn đoán bệnh. Quy trình khám trĩ tại bệnh viện như sau:
Bước 1: Thăm khám sơ bộ
Khi vào phòng khám, trước tiên bác sĩ có thể trao đổi và yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin sau:
- Các triệu chứng bạn đang gặp phải và thời gian chúng bắt đầu xuất hiện
- Một số thói quen trong ăn uống, chẳng hạn như lượng chất xơ và nước uống tiêu thụ hàng ngày, thói quen uống bia, rượu ( nếu có)
- Các loại thuốc tân dược, thảo dược, vitamin và thực phẩm chức năng bạn đang dùng, liều lượng.
- Tính chất công việc
- Thói quen vận động
- Thói quen đi vệ sinh
- Tiền sử bệnh tật của cá nhân và các thành viên trong gia đình
Trong quá trình trao đổi với bác sĩ, nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể nhờ bác sĩ tham vấn nhằm hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình. Chẳng hạn như:
- Nguyên nhân nào khiến bạn gặp phải các triệu chứng này?
- Tình trạng của bạn chỉ xảy ra một cách tạm thời hay vĩnh viễn?
- Bạn có thể gặp phải biến chứng nào liên quan đến bệnh của mình không?
- Phương pháp điều trị nào hiệu quả?…
Bước 2: Thăm khám bên ngoài hậu môn
Bước tiếp theo trong quy trình khám bệnh trĩ là kiểm tra khu vực bên ngoài hậu môn nhằm tìm kiếm các dấu hiệu liên quan đến bệnh. Bao gồm:
- Sưng, nổi cục ở hậu môn
- Sa búi trĩ
- Huyết khối tĩnh mạch ( xuất hiện cục máu đông bên trong tĩnh mạch )
- Chất nhầy ở hậu môn
- Kích ứng da
- Vết nứt ở hậu môn…
Bước 3: Khám trực tràng
Kiểm tra trực tràng là một cách khám bệnh trĩ điển hình bệnh nhân nào cũng phải trải qua. Phương pháp này có thể khiến nhiều người cảm thấy bối rối, ngại ngùng. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, các bác sĩ sẽ tạo cho bạn tâm lý thoải mái nhất, đồng thời cố gắng làm việc một cách nhanh chóng để bạn không cảm thấy đau hay bất cứ sự bất tiện nào.
- Khi bắt đầu, bạn sẽ được yêu cầu cởi trang phục cá nhân từ vùng thắt lưng trở xuống và thay bằng đồ do bệnh viện cung cấp.
- Tiếp theo, bác sĩ đeo găng tay và đưa một ngón tay vào trong trực tràng nhằm kiểm tra cấu trúc bên trong hậu môn, ghi nhận những sự thay đổi bất thường. Để bạn không bị đau, trước đó, bác sĩ sẽ thoa chất bôi trơn vào trong trực tràng.
Bác sĩ cũng có thể xem xét dựa vào dấu hiệu khác để chẩn đoán bệnh, chẳng hạn như có máu hay chất nhầy dính vào bao tay.
Tuy nhiên, không phải lúc nào búi trĩ nội cũng được phát hiện khi thăm khám bằng tay. Bạn có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác trước khi đưa ra kết luận chính thức.
Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
- Nội soi hậu môn, trực tràng: Với kỹ thuật này, bác sĩ sử dụng một ống nội soi mềm đưa vào trong để xem xét niêm mạc hậu môn và trực tràng dưới. Các dấu hiệu và sự tăng sinh bất thường ở mô lót sẽ được camara gắn ở đầu ống nội soi ghi nhận lại cho phép bác sĩ xác định được bạn có thật sự bị trĩ hay đang gặp vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Nội soi thường không gây đau và được thực hiện mà không cần gây mê. Thời gian tiến hành chỉ kéo dài trong vài phút.
- Xét nghiệm máu: Một số trường hợp bị trĩ đi ngoài ra máu nhiều lần dẫn đến thiếu máu. Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phát hiện được tình trạng này. Hàm lượng bạch cầu trong máu tăng cao cũng cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng hậu môn – biến chứng thường gặp của bệnh trĩ.
Các xét nghiệm này sẽ là căn cứ giúp đưa ra kết quả chính xác nhất.
Bước 5: Chuẩn đoán phân biệt
Bệnh trĩ gây đau và chảy máu nhưng một số bệnh lý khác ở hậu môn trực tràng cũng gây ra triệu chứng tương tự. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chú ý đến một số đặc điểm hoặc dựa vào nội soi để chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ với các căn bệnh khác. Chúng bao gồm:
- Nứt kẽ hậu môn: Niêm mạc hậu môn xuất hiện một vết nứt giống như hình giọt nước. Nó ăn sâu vào trong gây đau và chảy máu, đặc biệt là khi đi cầu. Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể được phát hiện thông qua quan sát bằng mắt thường.
- Rò hậu môn: Lỗ rò thường bắt đầu phát triển từ một ổ áp xe chứa nhiều mủ tạo thành một đường nối thông từ niêm mạc trong ống hậu môn ra bên ngoài da quanh hậu môn. Kiểm tra trực tràng sẽ giúp bác sĩ phát hiện được lỗ rò.
- Polyp đại trực tràng: Mặc dù xuất hiện chủ yếu ở những người trên 50 tuổi nhưng đối tượng trẻ tuổi cũng có thể bị polyp đại trực tràng. Khi cục polyp còn nhỏ, bệnh thường ít gây ra triệu chứng. Một số trường hợp có thể bị đi cầu ra máu. Nội soi có thể giúp phân biệt căn bệnh này với bệnh trĩ.
- Bệnh viêm ruột: Bao gồm bệnh viêm đại tràng co thắt, Crohn hay viêm loét đại tràng. Nếu bạn bị chảy máu khi đi ngoài kèm theo các dấu hiệu khác như tiêu chảy, đau bụng dưới thì bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng hoặc thực hiện các xét nghiệm khác để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý này.
Bước 6: Ra kết luận và tư vấn điều trị
Bước cuối cùng trong quy trình khám bệnh trĩ, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh tình của bạn, hướng điều trị phù hợp. Đồng thời bạn sẽ được tư vấn cụ thể về cách ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Trường hợp được hẹn tái khám, bạn nên quay trở lại bệnh viện đúng theo lịch hẹn ghi trong đơn thuốc để bác sĩ theo dõi kết quả và thay đổi phương pháp điều trị nếu cần thiết.
3. Đông y có thể khám bệnh trĩ?
Nhiều người e ngại việc soi khám trực tiếp của Tây y, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy Đông y có thể nắm bắt được bệnh này?
Câu trả lời là có. Đông y hoàn toàn có thể chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt. Người bệnh có thể tìm đến những cơ sở Đông y uy tín trong lĩnh vực Y học cổ truyền để thăm khám và điều trị.
Đông y chẩn bệnh bằng Vọng – Văn – Vấn – Thiết. Trong đó:
- Vọng: Là nhìn. Từ việc quan sát trạng thái cơ thể, biểu hiện đau và thế trạng bên ngoài, chuyên gia sẽ có chẩn đoán sơ bộ về tình trạng bệnh.
- Văn: Là nghe. Nghe bệnh nhân chia sẻ các biểu hiện cảm nhận thấy để từ đó nắm rõ hơn mức độ bệnh lý.
- Vấn: Là hỏi. Các câu hỏi sẽ xoay quanh vấn đề sức khỏe, quá trình bị bệnh, phương pháp từng điều trị, cơ địa để từ đó hiểu rõ về căn nguyên và mức độ hấp thụ, mẫn cảm để xác định phương pháp điều trị.
- Thiết: Là sờ, nắn, bắt mạch. Thông qua đó để có kết quả chẩn đoán đúng hơn.
Một trong số những đơn vị Đông y khám chữa bệnh trĩ bằng YHCT nổi tiếng, uy tín nhất hiện nay người bệnh có thể tìm đến chính là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Đây là địa chỉ được đông đảo người bệnh trĩ tìm đến vì:
- Đơn vị có lịch sử hình thành và phát triển gần 1 thập kỷ, đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh nhân trên khắp cả nước
- Đội ngũ chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa – trực tràng tận tâm, nhiệt tình, luôn đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.
- Có bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang chữa bệnh triệt để từ gốc, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
- Trung tâm là địa chỉ tin cậy của giới nghệ sĩ nổi tiếng. Mới gần đây đã chữa khỏi bệnh trĩ nội độ 3 dai dẳng gần 4 năm cho nghệ sĩ Bình Xuyên, nhận được nhiều lời khen và phản hồi tích cực từ nghệ sĩ cũng như người dân.
- Thông tin về Trung tâm đã được xác thực và công bố trên các trang báo, chương trình truyền hình uy tín.
Người bệnh có thể liên hệ tìm tới Trung tâm Thuốc dân thăm khám hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn. Tin rằng với trình độ chuyên môn cao và bài thuốc chất lượng, các chuyên gia, bác sĩ tại đây sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi căn bệnh trĩ quái đản này.
Đừng bỏ qua cơ hội xử lý tận gốc bệnh trĩ cùng đội ngũ chuyên gia YHCT hàng đầu
Lưu ý: Cách khám bệnh trĩ của Đông y không cho hình ảnh búi trĩ, sưng viêm rõ ràng như Tây y, nhưng sẽ giúp chuyên gia, bác sĩ hiểu rất rõ về căn nguyên, thể trạng bệnh để xác định bài thuốc điều trị triệt để hơn.
Người bệnh có thể căn cứ vào biểu hiện cơ thể cũng như mong muốn cá nhân để lựa chọn phương pháp khám bệnh trĩ phù hợp. Hãy khám càng sớm càng tốt.
Chương trình VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ bí quyền của Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Qua những thông tin bài viết vừa cung cấp, hẳn bạn đã hiểu rõ được đi khám bệnh trĩ như thế nào và quy trình thăm khám bệnh ra sao. Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý và ấn định lịch hẹn khám với bác sĩ để nhanh chóng giải quyết được vấn đề mình đang gặp phải.