Bệnh trĩ trong tiếng anh “Hemorrhoids” và thông tin cần biết

Bệnh trĩ trong tiếng Anh có tên là Hemorrhoids. Đây là từ khoa học để chỉ tình trạng các mô và mạch máu ở trực tràng, hậu môn bị sưng lên. Điều này sẽ gây ra các cơn đau đớn và khó chịu khi người bệnh đi vệ sinh, thậm chí khi ngồi cũng có thể gây khó chịu.

tên tiếng anh của bệnh trĩ
Bệnh trĩ tiếng anh được gọi là Hemorrhoids

Hemorrhoids là gì?

Trong tiếng Anh, Hemorrhoids là từ để chỉ bệnh trĩ. Có khoảng 50% người bị bệnh trĩ và thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tuy vào vị trí mà bệnh trĩ được chia thành:

Bệnh trĩ nội, tiếng anh là Internal Hemorrhoids:

Đây là tình trạng búi trĩ phát triển bên trong trực tràng. Người bệnh không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ.

Bệnh trĩ nội có thể gây chảy máu từ bên trong. Tuy nhiên, bởi vì có rất ít dây thần kinh cảm giác ở trực tràng, do đó, người bệnh có thể không cảm nhận thấy các cơn đau. Đôi khi bệnh trĩ nội có thể tăng sinh. Điều này có nghĩa là các búi trĩ có thể phát triển, tăng kích thước. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau đớn.

Bệnh trĩ ngoại trong tiếng Anh là External Hemorrhoids:

Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch bên ngoài hậu môn sưng to. Điều này dẫn đến các búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn, dẫn đến các cơn đau và chảy máu.

Bệnh trĩ ngoại có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Búi trĩ có thể sưng to lên, có màu hồng và gây đau đớn khi bạn đi đại tiện.

bệnh trĩ tên tiếng anh là gì
Bệnh trĩ ngoại trong tiếng anh gọi là External Hemorrhoids có thể khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi đi vệ sinh

Bệnh trĩ huyết khối với tên tiếng Anh là Thrombosis:

Đây là tình trạng búi trĩ ngoại tăng sản gây xuất hiện các cục máu đông chuyển sang màu tím hoặc màu xanh và có thể gây chảy máu. Bệnh trĩ huyết khối không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một tuần mà không cần điều trị y tế.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Hiện tại các nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ thường bao gồm:

  • Căng thẳng khi đi vệ sinh.
  • Táo bón mãn tính mà không được điều trị đúng phương pháp.
  • Tình chất công việc ngồi lâu hoặc thường dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh.
  • Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh trĩ.
  • Béo phì, quá cân.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Bệnh tiêu chảy mạn tính cũng có thể gây bệnh trĩ.
  • Mang thai khiến tử cung mở rộng, gây áp lực lên các tĩnh mạch đại tràng dẫn đến việc hình thành các búi trĩ.
bệnh trĩ ngoại tiếng anh là gì
Táo bón mạn tính có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể gây gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau, khó chịu ở hậu môn
  • Ngứa xung quanh hậu môn
  • Xuất hiện các vết sưng xung quanh hậu môn hoặc rìa hậu môn
  • Có máu trên giấy vệ sinh hoặc phân

Mặc dù bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn khó chịu, nhưng bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh trĩ cũng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu một người thường xuyên bị bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu thiếu máu, da nhợt nhạt, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ kéo dài bao lâu?

Thời gian chữa lành bệnh trĩ phụ thuộc vào các mức độ khác nhau của bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bệnh trĩ thường không nghiêm trọng và có thể khỏi trong 7 ngày.

Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ tăng sinh hoặc búi trĩ phát triển đến kích thước lớn hơn, người bệnh có thể cần khoảng 2 tháng để điều trị bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh trĩ và các dấu hiệu không biến mất sau một tuân, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Bệnh trĩ kéo dài rất dễ gây biến chứng – Liên hệ ngay để được hướng dẫn điều trị cụ thể

Bệnh trĩ được điều trị như thế nào?

Bệnh trĩ thường được điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng, hậu môn để xác định tình trạng bệnh. Mỗi số phương pháp thường được sử dụng điều trị bệnh trĩ bao gồm:

  • Giảm đau bằng cách ngồi ngâm người trong bồn nước ấm ít nhất là 10 phút mỗi ngày. Người bệnh cũng có thể ngồi trên chai nước ấm để giảm đau cho bệnh trĩ ngoại gây ra.
  • Sử dụng thuốc đạn, thuốc giảm đau, thuốc mỡ và kem giảm đau không kê đơn để điều trị bệnh.
  • Bổ sung các chất xơ để làm tăng khối lượng phân và làm mềm phân.
  • Sử dụng các loại kem điều trị bệnh trĩ như Hydrocortison. Thuốc có thể làm giảm khó chịu và đau đớn do bệnh gây ra.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng xà phòng cần chú ý để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định người dùng phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.

Việc điều trị bệnh trĩ phụ thuốc vào tình trạng bệnh và nhu cầu điều trị của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng như:

  • Thiếu máu: Bệnh trĩ có thể gây ra thiếu máu mặc dù tình trạng này thường không phổ biến. Người bị bệnh trĩ thường bị thiếu các tế bào hồng cầu để mang oxy đến các mô, cơ quan của cơ thể.
  • Xuất hiện cục máu đông: Thỉnh thoảng, cục máu động có thể hình thành trong một búi trĩ (bệnh trĩ huyết khối). Mặc dù không nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây đau đớn và khó chịu.
  • Bệnh trĩ tắc mạch: Đây là tình trạng nguồn cung cấp máu cho búi trĩ bị ngăn chặn. Điều này khiến người bệnh cực kỳ đau đớn, ngay cả khi không đi vệ sinh.
bệnh trĩ tiếng anh gọi là gì
Bệnh trĩ nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến bao gồm xuất hiện các cục máu đông

Bệnh trĩ được điều trị như thế nào?

Bệnh trĩ thường được điều trị nội khoa bằng thuốc sau khi bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng, hậu môn để xác định tình trạng bệnh. Hoặc áp dụng tiểu phẫu can thiệp ngoại khoa tùy thuộc mức độ nặng, nhẹ và biến chứng.

Thuốc Tây điều trị bệnh trĩ

 Thuốc Tây điều trị bệnh trĩ dựa trên nguyên lý giảm nhanh triệu chứng – hiệu quả tức thì. Các loại thuốc thường dùng với mục đích kháng viêm, giảm đau, giảm ngứa, làm mềm – co – teo búi trĩ để người bệnh dễ chịu hơn.

Một số loại thuốc thường dùng: 

  • Thuốc bôi trĩ: Proctolog, Titanoreine, Hemorrhostop,…
  • Thuốc uống co mạch: Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin
  • Thuốc giảm đau Hydrocortisone
  • Thuốc kháng sinh: Penicilin, Cephalosporin, Carbapenem, Aspirin, Acetaminophen
  • Thuốc đặt điều trị bệnh trĩ:  Avenoc, Witch Hazel, Calmol,…

Ưu điểm: Thuốc tác dụng nhanh, hiệu quả cảm nhận tức thì. Cách sử dụng đơn giản nên được nhiều người lựa chọn.

Nhược điểm: Nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu hóa, gây chóng mặt, buồn nôn,… Tác dụng thuốc mang tính tạm thời, bệnh có thể tái phát sau khi dừng thuốc.

Phẫu thuật cắt búi trĩ

Phương pháp thường không được khuyến khích vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến biến chứng cả trong và sau quá trình phẫu thuật.

Các tiểu phẫu cắt búi trĩ hoặc nội sinh sẽ được chỉ định khi bệnh đã đến giai đoạn nặng, các phương pháp khác không đem lại hiệu quả.

Ưu điểm: Ứng dụng công nghệ hiện đại, khoa học để có hiệu quả tốt nhất. Được thực hiện cẩn thận bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Nhược điểm: Không giải quyết được gốc bệnh, bệnh vẫn có thể tái phát sau 1 thời gian.

Đông y chữa bệnh trĩ

Đông y chữa bệnh trĩ tập trung vào tổng thể. Ngoài tác động để giảm nhanh các triệu chứng, Đông y còn xử lý bệnh từ căn nguyên tận gốc để bệnh khỏi triệt để hơn.

Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ của Đông y
Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ của Đông y

Nếu Tây y có nhiều loại thuốc khác nhau để người bệnh lựa chọn thì Đông y hạn chế hơn về số lượng các bài thuốc. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả lại rất tốt, thậm chí đảm bảo an toàn, triệt để hơn. 

Bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y được đánh giá cao và nhiều người dân tin tưởng nhất hiện nay là Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của trung tâm Thuốc Dân Tộc. Bài thuốc đã từng được VTC2 giới thiệu trong chương trình Kinh tế số – Góc nhìn người tiêu dùng chủ đề chữa bệnh trĩ bằng Đông y.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là thành quả của công trình khoa học “Phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ” được nghiên cứu và điều chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền tại Thuốc Dân Tộc.

Giải pháp đã giúp điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân bị trĩ trên khắp cả nước nhờ những ưu điểm nổi bật về dược liệu và công thức tác động. Đặc biệt sự kết hợp 3 bài thuốc uống – ngâm – bôi điều trị trong ngoài kết hợp đã đem đến hiệu quả tối ưu. Trong đó ngâm – bôi rất hiệu nghiệm và an toàn cho những trường hợp nhạy cảm như bà bầu hoặc mẹ sau sinh.

Tác dụng "3 trong 1" từ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang giúp điều trị bệnh trĩ triệt để
Tác dụng “3 trong 1” từ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang giúp điều trị bệnh trĩ triệt để

Hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh khi có đến 86% người bệnh khỏi hoàn toàn sau 3 tháng điều trị, 100% người sử dụng khẳng định bài thuốc an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Số còn lại tuy chưa dứt điểm bệnh trĩ hoàn toàn nhưng cũng đều nhận định sức khỏe tốt hơn, ăn ngon, ngủ tốt, nguyên nhân chính khiến bệnh vẫn còn là do chưa tuân thủ đúng liệu trình. Hầu hết những trường hợp khỏi bệnh đều không có nguy cơ tái lại. 

Loại bỏ búi trĩ hoàn toàn bằng liệu trình Thăng trĩ Dưỡng huyết thang phù hợp nhất

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang và Trung tâm Thuốc dân tộc còn là lựa chọn hàng đầu của giới nghệ sĩ trong điều trị bệnh.

Nghệ sĩ Bình Xuyên cho biết:

“Tôi đã không sai lầm khi tìm đến Thuốc dân tộc. Các bác sĩ ở đây thực sự rất tận tâm, tôi rất hài lòng về kết quả này. Bệnh trĩ dai dẳng gần 4 năm của tôi cuối cùng cũng có ngày chấm dứt”.

Từ những gợi ý và đánh giá trên, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc để có thêm lựa chọn cho mình. Biết đâu đây chính là giải pháp thích hợp bạn đang cần đến.

Việc điều trị bệnh trĩ phụ thuốc vào tình trạng bệnh và nhu cầu điều trị của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh trĩ, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân luôn mềm. Điều này giúp phân đi qua hậu môn một cách dễ dàng hơn. Để ngăn ngừa bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. 
  • Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly nước mỗi ngày nhưng tránh tiêu thụ rượu, bia và các chất kích thích.
  • Tránh căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy cần thiết, không nên trì hoãn cảm giác cần đi vệ sinh.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn
  • Không nên ngồi quá lâu.

Bệnh trĩ thường được điều trị một cách dễ dàng và không để lại biến chứng. Do đó, nhận biết các dấu hiệu và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh khỏi bệnh trĩ.

Xem thêm video: Chương trình VTC2 Kinh tế số – Góc nhìn người tiêu dùng giới thiệu bài thuốc Thăng trĩ dưỡng huyết thang

Một số quan điểm không đúng về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh tương đối phổ biến và thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, thực tế có khoảng 75% mọi người sẽ trải qua các dấu hiệu bệnh trĩ ít nhất một lần trong đời.

Tuy nhiên hầu hết các trường hợp người bệnh không điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Điều này khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn cho công tác điều trị. Việc này có thể liên quan đến một số quan điểm sai lầm về bệnh trĩ như:

1. Chỉ người cao tuổi mới bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể phổ biến ở mọi lứa tuổi, mặc dù bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi 45 – 65.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ ở người trẻ tuổi là do áp lực tác động lên trực tràng, căng thẳng, táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày mà không được điều trị. Ngoài ra, mang thai, béo phì, tăng cân đột ngột có thể khiến các tĩnh mạch hậu môn sưng lên, điều này cũng có thể gây ra bệnh trĩ.

hemorrhoids là gì
Mặc dù bệnh trĩ phổ biến ở người cao tuổi nhưng bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

2. Thực phẩm cay có thể gây ra bệnh trĩ

Điều này không hoàn toàn đúng. Thức ăn cay có thể gây khó chịu và rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, thực phẩm cay không gây căng thẳng lên các tĩnh mạch ở hậu môn và không gây ra bệnh trĩ.

Một số nghiên cứu cho biết, các triệu chứng bệnh trĩ không trở nên nghiêm trọng khi người bệnh ăn thức ăn cay nóng.

3. Nên tránh vận động khi bị bệnh trĩ

Quan niệm này hoàn toàn sai. Trên thực tế tập thể dục là một trong những việc quan trọng có thể tránh bệnh trĩ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa táo bón, béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

4. Ăn nhiều trái cây sẽ không mắc bệnh trĩ

Ăn nhiều trái cây và rau xanh có  thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, điều này không làm người bệnh miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Một người có thể bị bệnh trĩ khi tĩnh mạch hậu môn bị viêm, sưng bên trong ống hậu môn. Có nhiều tác nhân có thể gây ra điều này bao gồm ngồi lâu, kém vận động, dùng quá sức khi đi đại tiện.

bệnh trĩ tiếng anh là gì
Thường xuyên sử dụng trái cây và rau củ không đảm bảo bản hoàn toàn không mắc bệnh trĩ

5. Chỉ nam giới mới bị bệnh trĩ

Điều này hoàn toàn sai trái. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn khi mang thai và không có bằng chứng nào cho thấy cho thấy nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

6. Bệnh trĩ cần phẫu thuật để điều trị

Trong hầu hết các trường hợp bệnh trĩ không nguy hiểm và không cần phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được chỉ định cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Có ít hơn 10% người bệnh trĩ cần phẫu thuật để điều trị. Ngoài ra, hầu hết người bệnh được áp dụng các biện pháp điều trị không xâm lấn.

bệnh trĩ english
Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ có thể khỏi mà không cần phẫu thuật

7. Bệnh trĩ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh trĩ có thể làm tăng  nguy cơ ung thư trực tràng hoặc đại trực tràng. Điều duy nhất có liên quan giữa bệnh trĩ và ung thư là bệnh trĩ khiến người bệnh mất máu khi đi đại tiện. Việc này có thể khiến người bệnh bỏ qua các dấu hiệu đầu tiên của ung thư trực tràng, đại trực tràng và ung thư hậu môn.

Do đó, nếu bạn trên 50 tuổi và trong gia đình có tiền sử ung thư, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ có thể được cải thiện bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và tránh các rủi ro không mong muốn.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về khái niệm bệnh trĩ trong tiếng anh và các vấn đề liên quan. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp phù hợp và nhanh khỏi bệnh.