Bệnh trĩ có di truyền không, làm sao ngăn ngừa?
Bệnh trĩ gây đau đớn, chảy máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của con người nếu không được kiểm soát kịp thời. Vậy bệnh trĩ có di truyền không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bệnh trĩ có di truyền không?
Theo BS. Võ Thị Mỹ Ngọc (Chuyên khoa Hậu môn trực tràng, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết, trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng rất phổ biến hiện nay. Khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ rất dễ đối diện với tình trạng búi trĩ sa ra ngoài gây tổn thương, chảy máu, viêm nhiễm,… Rất nhiều trường hợp bệnh nhân không thể vận động, đi lại do búi trĩ bị chảy máu quá nhiều gây đau đớn cho người bệnh.
Thực tế, trĩ không phải là bệnh lý di truyền như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Đây cũng không phải là căn bệnh truyền nhiễm như mọi người vẫn lo sợ. Nhiều người nghĩ rằng, cha mẹ mắc bệnh trĩ thì nguy cơ con sẽ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Những người trong gia đình có chế độ ăn uống giống nhau sẽ rất dễ bị táo bón giống nhau. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Chính điều này đã khiến cho nhiều người hiểu nhầm bệnh trĩ có tính di truyền.
Các nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải bệnh trĩ. Việc cha mẹ bị trĩ không gây ảnh hưởng đến thế hệ con cái sau này. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Bên cạnh đó, bạn cần phải biết nguyên nhân thực sự gây ra căn bệnh này để biết cách phòng ngừa bệnh sớm. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây ra bệnh trĩ, mọi người cần phải biết.
- Táo bón kéo dài: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước, thiếu chất xơ,… khiến cho người bệnh bị táo bón. Tuy nhiên, người bệnh không can thiệp y tế khiến bệnh kéo dài, gây khó đại tiện. Khi bệnh nhân rặn nhiều sẽ gây cọ xát ở thành hậu môn nhiều dẫn đến hình thành búi trĩ.
- Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm việc quá lâu tại một chỗ sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi ngồi trong khoảng thời gian dài sẽ gây áp lực quá lớn lên tĩnh mạch trĩ, dây thần kinh ở hậu môn và dễ xuất hiện búi trĩ.
- Thói quen sinh hoạt xấu: Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là người có thói quen nhịn tiểu thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh trĩ hơn.
- Phụ nữ mang thai: Với những phụ nữ có thai, thai nhi càng lớn sẽ dễ gây áp lực lên vùng chậu và xương sống. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ khiến chị em mắc bệnh trĩ.
Có thể thấy, bệnh trĩ không mang tính di truyền. Do đó, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến thế hệ sau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải chủ động trong việc chữa trị để tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Với căn bệnh này, việc chữa trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Bệnh trĩ – Làm sao ngăn ngừa?
Trĩ là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp. Nếu người bệnh đi đại tiện thấy máu dính giấy hoặc búi trĩ sa ra ngoài thì nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tùy thuộc vào tình trạng búi trĩ ở mức độ nào, trĩ ngoại hay trĩ nội, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để bệnh sớm phục hồi. Để tránh mắc phải bệnh trĩ, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau.
# Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp
- Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng
- Uống đủ nước mỗi ngày, bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây để ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
- Không nên ăn những loại thức ăn cay, nóng, mặn và quá cứng, gây ảnh hưởng đến việc đại tiện, khiến tình trạng táo bón càng nặng hơn.
- Nên ăn những thức ăn mềm, loãng và ăn nhiều bữa
- Thực đơn cần phong phú, đa dạng để tránh bị ngán, kích thích ăn ngon hơn.
# Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên luyện tập quá sức mà hãy tập những bài tập đơn giản như yoga, đi bộ,…
- Không nên căng thẳng, lo lắng quá mức
- Hạn chế làm quá nhiều việc gây áp lực, thức khuya, dậy sớm
- Hạn chế ngồi làm việc quá lâu tại một chỗ. Với những bệnh nhân là tái xế, nhân viên văn phòng, bạn nên dành thời gian vận động, đi lại để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không được chùi rửa mạnh gây chảy máu, hình thành búi trĩ.
- Khi đi đại tiện, không nên rặn quá nhiều hoặc sử dụng những vật cứng để cọ xát vào vùng hậu môn.
- Trong quá trình điều trị bệnh, nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường xảy ra, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
- Với những bệnh nhân đã được chỉ định cắt búi trĩ, bạn không được đi lại nhiều mà cần thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh làm nhiễm trùng vết thương.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: Bệnh trĩ có di truyền không? Thực tế, rất nhiều bệnh nhân chủ quan với căn bệnh “khó nói” này, không tiến hành chữa trị sớm, khiến bệnh biến chứng gây viêm nhiễm. Tốt nhất, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân nên thăm khám, kiểm soát ở giai đoạn sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi lại càng nặng hơn. Ngoài ra, bạn không nên đến các phòng khám “chui” vì rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.