Bệnh trĩ có uống bia – rượu được không, bao nhiêu đủ?
Trĩ là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn và gây bất tiện cho sinh hoạt, cũng như ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Ít người biết rượu bia là một trong những xúc tác gây bệnh và khiến trĩ tiến triển nghiêm trọng hơn. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có uống bia được không?
Bệnh trĩ là căn bệnh bệnh mạn tính, xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn bị phồng lên. Bệnh xảy ra ở nữ giới là chủ yếu do đặc trưng mang thai, sinh nở. Bệnh nhân khi bị bệnh trĩ cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, trong đó kiêng bia rượu là một trong những nguyên tắc quan trọng.
Bệnh trĩ có uống bia được không?
Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh trĩ là căn bệnh khó có thể điều trị dứt điểm nếu không phẫu thuật cắt trĩ. Sau điều trị người bệnh vẫn có thể tái phát nếu không duy trì đời sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Trong đó bia rượu là một trong những xúc tác chính gây ra bệnh trĩ là thói quen uống bia rượu thường xuyên. Một thống kê ghi nhận tỷ lệ nam giới mắc bệnh trĩ ở đối tượng thường xuyên uống rượu bia cao hơn gấp 5, 6 lần so với người không uống.
Từ đó mà bệnh nhân đã hoặc đang điều trị bệnh trĩ cần kiêng bia rượu tuyệt đối mới đảm bảo sức khỏe hồi phục về trạng thái ban đầu. Có rất nhiều lí do khiến rượu bia trở thành thủ phạm gây nên bệnh trĩ, bao gồm:
Bia rượu cung cấp cồn và kích thích dạ dày tiết dịch vị, dịch vị khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn và dùng bữa ngon miệng hơn. Tuy nhiên khi lạm dụng rượu bia quá mức, thói quen thèm ăn sẽ khiến dạ dày làm việc trì trệ, acid chlorhydric sản sinh nhiều làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính gây chướng bụng, đầy hơi và tạo cảm giác chán ăn.
Thường xuyên uống bia rượu sẽ gây tổn hại đến chức năng gan. Nếu hoạt động của gan bị suy yếu sẽ dẫn đến không thanh lọc được chất độc, tuyến tụy bị ảnh hưởng xấu. Hoạt động thải độc không được đáp ứng khiến các tế bào gan gần như xơ hóa, nhu động ruột kém hiệu quả, người bệnh không thể hấp thu chất dinh dưỡng và từ đó dẫn đến tắc nghẽn đại tràng, táo bón và gây ra bệnh trĩ.
Rượu, bia làm cho các cơ quan nội tạng tích nhiệt để thân thải các độc tố. Hoạt động này vô tình gây nóng trong người và làm tăng khả năng táo bón – trĩ. Ngoài ra bia rượu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước nhanh chóng, làm phân khô cứng và khó khăn trong di chuyển xuống đại tràng. Tình trạng này tiến triển lâu dài sẽ làm búi trĩ sa ra ngoài.
Thói quen uống bia rượu dễ khiến người bệnh mắc chứng huyết áp cao. Một trong những nguyên nhân khiến cho tĩnh mạch hậu môn bị sưng và làm bệnh trĩ thêm nghiêm trọng. Khi niêm mạc hậu môn bị sung huyết thì quá trình vận chuyển máu của tĩnh mạch hậu môn bị ứ trệ, tĩnh mạch phình to gây đau nhức.
Bia rượu thường kéo theo thói quen ăn uống thất thường, chủ yếu là thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị. Sự kết hợp này đè nặng hoạt động của bộ máy tiêu hóa, từ đó gây ra rối loạn tiêu hóa, táo bón và tái phát bệnh trĩ.
Bệnh trĩ uống bia rượu bao nhiêu đủ?
Lời khuyên cho đối tượng bệnh nhân bị trĩ là tốt nhất, người bệnh nên kiêng tuyệt đối bia rượu nếu có thể. Bởi vì bia rượu hầu như không mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì thế có thể loại bỏ nhóm thức uống này ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải uống, người bệnh chỉ được phép uống lượng vừa phải (không hơn 500ml/ngày).
Ngoài ra sau khi uống bia rượu, bệnh nhân nên tăng cường uống nhiều nước hơn để cơ thể dễ dàng loại bỏ các độc tố. Khi uống bia rượu không kết hợp ăn cùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ hay thức ăn cay nóng. Cân bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn với nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp cho hoạt động thải độc của gan diễn ra thuận lợi.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh trĩ
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh trĩ nói chung. Ngoài việc kiêng bia rượu thì người bệnh cũng nên lưu ý các nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau:
Uống nhiều nước
Các bác sĩ đã dành lời khuyên cho bệnh nhân trĩ, nếu phải tiếp nhận lượng bia rượu bắt buộc thì bạn của cần uống lượng nước gấp đôi. Điều này sẽ đảm bảo cơ thể bạn không phải tích trữ lượng độc tố lớn. Nguyên tắc quan trọng trong điều trị trĩ là uống nhiều nước trong mọi trường hợp.
Nước cung cấp dịch cho dạ dày và ruột để làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Trung bình mỗi ngày bạn cần uống từ 1,5 – 2 lít nước. Trong đó chủ yếu là nhóm nước trái cây, nước rau quả, nước canh súp rau… Người bệnh có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích nhu động ruộng và men tiêu hóa.
Những loại nước trái cây có vị chua nhẹ cũng giúp ích cho người bị bệnh trĩ, cụ thể như nước ép nho, thơm, dứa, nước ép táo. Bên cạnh đó bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, nui, mì, bún, soup… hỗ trợ đi nặng dễ dàng hơn.
Ăn thức ăn có nhiều chất xơ
Bổ sung chất xơ là nguyên tắc quan trọng đối với bệnh nhân trĩ. Việc tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ giúp hoạt động trữ nước tích trữ lượng nước đáng kể trong ruột và phòng ngừa táo bón. Ngoài ra chất cơ còn là thành phần tham gia vào hoạt động tái tạo các tế bào tổn thương tại ruột, giảm các cơn đau.
Nhóm rau xanh có lượng nước cao tốt cho bệnh nhân trĩ, cụ thể là rau cải, dưa leo, cà chua,..Các loại rau quả, ngũ cốc cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và đa dạng. Người bệnh có thể thay đổi thực đơn với nhóm chất cơ hàng ngày đến từ nhóm đậu, đậu phụ, ngũ cốc xay, quả mơ, súp lơ, cà rốt, chuối, măng tây, cam, quýt, dâu tây…
Ưu tiên nhóm thực phẩm nhuận tràng
Nhuận tràng có vai trò quan trọng để hỗ trợ điều trị trĩ, bằng cách ngăn ngừa táo bón và giúp việc đi tiêu của bệnh nhân dễ dàng. Một số loại thực phẩm được đánh giá cao trong tác dụng nhuận tràng là rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, đu đủ, rau diếp cá, rau dền, rau đay,… các loại rau xanh nên được chế biến bằng cách luộc hoặc nấu canh. Ngoài ra chuối, măng tây, các loại trái cây mềm cũng là những thực phẩm có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung trái cây hoặc sữa chua sẽ đảm bảo các điều kiện để hoạt động ruột vận hành tốt hơn.
Dầu bổ sung chất béo
Người mắc bệnh trĩ nên hạn chế sử dụng dầu động vật để chế biến thức ăn. Thay vào đó bạn nên sử dụng dầu ô liu, dầu lanh, dầu hạt hướng dương trong bữa ăn. Bạn cũng có thể thay thế nhóm bơ, phô mai bằng chất béo từ các loại hạt khô. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá omeg-3, đây là một trong những loại dầu có vai trò quan trọng nhất cần dùng thường xuyên để cải thiện sức khỏe.
Thực phẩm giàu magie
Các bác sĩ cũng cho rằng việc bổ sung Magie cũng giúp hỗ hợ bệnh nhân trĩ giảm sưng và đau hiệu quả. Trong đó, magie được biết đến như là một chất có tác dụng nhuận tràng, đồng thời giúp hạn chế tình trạng táo bón và cung cấp năng lượng để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Magie cũng ức chế sự sưng phù ở mao mạch, phòng tránh búi trĩ phát triển to hơn. Những thực phẩm giàu magie gồm có chuối, cá bơn, quả hạnh sấy khô, các loại hạt, ngũ cốc, nho sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ,….
Bổ sung thêm chất sắt
Thiếu máu là một trong những biến chứng của bệnh trĩ khi người bệnh thường xuyên đại tiện ra máu. Thiết lập chế độ ăn uống khi bị trĩ đòi hỏi nhu cầu chất sắt tương đối, chủ yếu đến từ các loại thực phẩm như: thịt bò, gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, củ dền, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, khoai tây luộc, rau bó xôi, hạt điều, hạnh nhân, mè, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, vừng đen, nấm mộc nhĩ,…
Một số lưu ý trong điều trị bệnh trĩ
Nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ chủ yếu đến từ những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống thường ngày. Vì thế để chủ động kiểm soát căn bệnh này, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cũng nên lưu ý chăm sóc đúng cách mới có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh việc từ bỏ bia rượu khi bị trĩ, quý ông nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Người bệnh nên tránh đi tiêu lâu để hệ thống các tĩnh mạch ở trực tràng không phải chịu áp lực lớn. Nếu có dấu hiệu đi vệ sinh ra máu, ngứa rát vùng hậu môn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra tổn thương.
-
Người bệnh cần luyện tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định, tuyệt đối không nên nhịn đi đại tiện nếu đang có nhu cầu đi ngoài.
-
Người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, luôn vui vẻ, lạc quan, không nên căng thẳng, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
-
Để tránh những tổn thương ma sát ở hậu môn, cũng như tránh xây xát búi trĩ sa ra ngoài thì người bệnh nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không dùng giấy ướt có mùi hoặc giấy quá thô ráp.
-
Luyện tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tránh tập tạ hay thực hiện những động tác dồn trọng lực xuống thân dưới do áp lực căng cơ vòng hậu môn sẽ tạo áp lực lên thành mạch cao.
-
Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị nếu không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là các loại thuốc bôi ngoài da có thể gây nhiễm trùng hoặc viêm loét.
-
Nếu có biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có uống bia được không. Không chỉ đối với bệnh trĩ mà bia rượu cũng cần được loại bỏ sớm trong cuộc sống để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn đang mắc bệnh trĩ, hãy nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn. Tuân thủ hướng dẫn điều trị để bác sĩ có thể đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhất, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.