Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm đại tràng mãn tính
Bệnh viêm đại tràng mãn tính với nhiều diễn tiến phức tạp đang khiến nhiều người phải đau đầu trong tìm kiếm giải pháp điều trị. Để có thể đẩy lùi và ngăn chặn viêm đại tràng tái phát, người bệnh cần nắm chắc những thông tin bệnh lý về nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này.
Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng mãn tính
Bệnh viêm đại tràng là một trong những căn bệnh thường gặp về đường tiêu hóa. Ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng đau tức bụng dưới khá mờ nhạt khiến nhiều người chủ quan. Khi đến các cơ sở y tế thăm khám và làm các xét nghiệm thì bệnh ở trở nên nghiêm trọng, gây trở ngại cho công tác điều trị bệnh về sau, cũng như làm tăng nguy cơ bệnh chuyển thành mãn tính kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
Cần cảnh giác khi gặp phải các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đại tiện kèm máu, bụng thường xuyên cồn cáo, ách tức, khó chịu và có cảm giác buồn đi vệ sinh liên tục… Đây chính là những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh viêm đại tràng.
Viêm đại tràng mãn tính khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống
Về nguyên nhân bệnh viêm đại tràng, bệnh có thể khởi phát do nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh liên quan như:
- Viêm đại tràng do khuẩn, virus gây bệnh tấn công qua đường tiêu hóa. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng cho biết, họ bị ngộ độc thực phẩm hoặc thói quen ăn uống hằng ngày không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ. Thường gặp phải ở những bệnh nhân mắc chứng ruột tự xoắn, thoát vị bị giam giữ… Các vấn đề này khiến nguồn máu về bị tắc nghẽn, đại tràng thiếu máu cục bộ và bị viêm.
- Viêm đại tràng do viêm ruột. Bệnh viêm đại tràng có thể khởi phát từ bất kỳ vị trí nào của đường tiêu hóa. Trong trường hợp ruột bị viêm, khả năng lây lan sàng trực tràng rất cao.
- Viêm đại tràng do vi khuẩn tồn tại trong đại tràng. Đại tràng vốn là nơi tiếp nhận các chất bã sau khi đã được nhào nặn tại dạ dày và hấp thụ ở ruột non. Tại đây, đại tràng sẽ thực hiện nhiệm vụ lên men, cô đặc và loại bỏ chất thải qua trực tràng, hậu môn. Có thể thấy hoạt động của đại tràng luôn tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus, viêm nhiễm có nguy cơ cao xuất phát từ đây.
- Viêm đại tràng do hóa chất. Các loại hóa chất có trong một số loại thuốc như: Thuốc xổ, mycophenolate, NSAID (thuốc chống viêm không steroid), ipilimumab, acid retinoic… có tác động tiêu cực đến đại tràng, có thể làm viêm niêm mạc đại tràng.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính hiện nay
Điều trị viêm đại tràng bằng Tây y và Đông y là hai phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những lợi thế và hạn chế riêng. Dưới đây là những phân tích của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng Tây y
Sau khi thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh của người bệnh, các bác sĩ Tây y thường sẽ kê các loại thuốc:
- Kháng sinh chống viêm như: Sulfasalazine, Mesalamine, balsalazide và olsalazine. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng chống viêm tại chỗ, ngăn chặn sự lan rộng của ổ viêm nhiễm. Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ gồm buồn nôn, ợ nóng, đau đầu, tiêu chảy.
- Thuốc Corticosteroid là loại thuốc có khả năng chống viêm rất tốt, nhưng lại tồn tại nhiều phản ứng phụ: Tăng cân, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương…
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch giúp điều trị nội tại viêm hiệu quả. Nhược điểm bao gồm dị ứng, nhiễm trùng, viêm gan, suy tủy xương…
- Thuốc giảm đau và chống co thắt làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng, điều hòa rối loạn cơ năng nhu động ruột.
- Thuốc cầm tiêu chảy như: Actapulgite, loperamid, Smecta… có tác dụng tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc đại tràng, cầm máu tại chỗ, lưu thông ruột…
Thuốc Tây y có hiệu quả tức thời, giảm triệu chứng bệnh viêm đại tràng nhanh chóng
Thuốc Tây y với cơ chế tập trung giảm triệu chứng bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi các cơn đau và trở lại nhịp sống đời thường. Thời gian điều trị ngắn cũng là một lợi thế của phương pháp này. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ, gây áp lực lên các cơ quan chức năng khác. Ở giai đoạn bệnh viêm đại tràng cấp tính, Tây y cho thấy hiệu quả tức thời, hiệu quả, nhưng với giai đoạn mãn tính, phương pháp này lại không được các chuyên gia y khoa khuyên dùng.
Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng Đông y
Viêm đại tràng ở giai đoạn mãn tính, người bệnh thường được khuyên lựa chọn thuốc Đông y. Giới chuyên gia đã nhận định thuốc Đông y có nhiều lợi thế hơn trong ổn định và đẩy lùi các bệnh mãn tính. Cụ thể như sau:
- Thuốc Đông y được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.
- Thuốc Đông y được cân chỉnh liều lượng, thành phần một cách linh động, căn cứ trên cơ địa, thể trạng và tình hình bệnh lý của người bệnh để có được công thức tối ưu nhất.
- Đông y tập trung điều trị bệnh từ căn nguyên, coi trọng khả năng tự phục hồi của cơ thể con người. Từ đó, tiến tới trị bệnh tận gốc, ngăn chặn tái phát hiệu quả.
Thuốc Đông y trị bệnh viêm đại tràng từ căn nguyên, tích cực ngăn chặn tái phát
Với những nghiên cứu bài bản từ các chuyên gia đầu ngành, Đông y được lựa chọn là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất đối với người bị viêm đại tràng mãn tính. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Thông thường triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm chậm hơn so với thuốc Tây y. Quá trình điều trị bệnh diễn ra từ từ, kéo dài từ 2 – 3 tháng. Vì vậy, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện đúng liệu trình của bác sĩ mới mong đạt được kết quả như mong muốn.
Điều quan trọng nhất, người bệnh cần thực hiện khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh sớm, có hướng điều trị kịp thời, cũng như ngăn chặn những biến chứng nguy hại ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính.
XEM THÊM:Tiêu trực Phục tràng hoàn thuốc đặc trị bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính
Ngọc Anh