Polyp là gì? Có phải ung thư không, có bao nhiêu loại?

Polyp là sự phát triển các mô một cách nhanh chóng thông qua việc phân chia tế bào, tương tự như cách các tế bào ung thư phát triển. Điều này có nghĩa là polyp có thể trở thành ung thư hoặc dẫn đến một số biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. tham khảo

polyp đại tràng có nguy hiểm không
Polyp là việc phát triển các mê tế bào một cách nhanh chóng

Polyp là gì?

Polyp là sự phát triển mô bất thường mà thường có hình dạng giống như những vết sưng nhỏ. Hầu hết các khối polyp đều có kích thước nhỏ, khoảng 1,5 – 2 cm.

Polyp phổ biến ở đại tràng, tuy nhiên polyp cũng có thể phát triển ở các bộ phận cơ thể khác như:

  • Ống tai
  • Cổ tử cung
  • Trực tràng
  • Bọng đái
  • Dạ dày
  • Mũi
  • Tử cung
  • Họng

Polyp có nguy hiểm không?

Hầu hết các polyp đều lành tính và không dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, polyp là sự phát triển bất thường có các tế bào, do đó polyp có thể trở nên ác tính và gây ra ung thư.

Vì vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu polyp hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của polyp bằng cách sinh thiết (lấy một mẫu mô nhỏ và kiểm tra các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm).

Nếu polyp khó tiếp cận, ví dụ như polyp đại tràng, bác sĩ có thể đề nghị một thủ tục xâm lấn (như nội soi) để kiểm tra và xác định tế bào ung thư.

Các loại Polyp và dấu hiệu nhận biết

Có nhiều loại polyp và mỗi loại gây ra các triệu chứng khác nhau. Một số loại polyp phổ biến và dấu hiệu nhận biết như sau:

1. Polyp ống tai

Polyp ống tai là một sự tăng sinh lành tính của các tế bào viêm mãn tính liên quan đến mô hạt bên trong ống tai. Đây là một tổn thương không phổ biến, thường ảnh hưởng đến bệnh nhân trẻ tuổi (dưới 30 tuổi). Bệnh thường phát triển ở những người có tiền sử viêm tai giữa và có nguy cơ thủng màng nhĩ nếu không được điều trị hợp lý. 

Các triệu chứng cơ bản bao gồm mất thính giác và chảy máu từ tai hoặc có cảm giác xuất hiện khối u bên trong tai.

2. Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là một polyp lành tính phát triển trên bề mặt của ống cổ tử cung. Polyp tử cung thường không gây các triệu chứng đặc biệt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng khí hư bất thường, chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong lúc quan hệ tình dục.

3. Polyp tử cung

Là tình trạng xuất hiện các tế bào phát triển bất thường gây tổn thương niêm mạc tử cung hoặc làm mất không gian bên trong khoang tử cung. Polyp tử cung có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo bất thường và có thể gây vô sinh.

4. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là tình trạng xuất hiện một khối nhỏ trên niêm mạc đại tràng. Hầu hết các polyp đại tràng là vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, theo thời gian polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư ruột kết và có thể gây tử vong nếu không được điều trị hợp lý.

polyp
Polyp đại trạng là dạng polyp phổ biến nhất và có thể phát triển thành ung thư

Một số triệu chứng bao gồm:

  • Chảy máu trực tràng
  • Thay đổi màu phân, phân có thể lẫn máu hoặc có màu đen
  • Thay đổi thói quen đại tiện như thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đau bụng hoặc chuột rút
  • Thiếu máu

Nguyên nhân gây polyp đại tràng có thể bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ
  • Cao tuổi (trên 50 tuổi)
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư
  • Sử dụng thuốc lá và rượu
  • Bệnh rối loạn ruột đặc biệt là bệnh Crohn
  • Béo phì
  • Ít luyện tập thể dục thể thao
  • Là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

5. Polyp mũi

Polyp mũi là khối polyp phát sinh chủ yếu từ màng nhầy của mũi và xoang cạnh mũi. Đôi khi polyp mũi là sự phát triển quá mức của niêm mạc mũi và thường đi kèm với viêm mũi dị ứng. Bệnh có xu hướng dễ phát triển ở những đối tượng sau:

  • Đang có bệnh nhiễm trùng đa xoang
  • Bị dị ứng
  • Hen suyễn
  • Xơ nang
  • Nhạy cảm với Aspirin
  • Thường bị cảm lạnh, đau đầu, đau mũi và mất thính giác.

6. Polyp dạ dày

Polyp dạ dày là tình trạng các mô tế bào ở dạ dày, niêm mạc dạ dày phát triển quá mức. Hầu hết các polyp dạ dày không trở thành ung thư. Tuy nhiên, một số polyp có thể trở nên ác tính và phát triển theo chiều hướng tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của polyp dạ dày bao gồm:

  • Đau hoặc đau khi ấn vào bụng
  • Buồn nôn
  • Có máu trong phân
  • Thiếu máu

Nguyên nhân dẫn đến polyp dạ dày bao gồm:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn dạ dày
  • Thường xuyên sử dụng các chất ức chế bơm proton
  • Bị bệnh viêm dạ dày mãn tính

7. Polyp thanh quản

Polyp thanh quản là tình trạng polyp phát triển trên dây thanh quản hoặc các nếp gấp của dây âm thanh. Polyp thường phát triển dưới dạng sưng như nốt sần hoặc tổn thương giống như một vết phồng rộp.

polyp là gì
Polyp thanh quản có thể dẫn đến khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói

Trong hầu hết các trường hợp, polyp thanh quản có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Gây khàn giọng, khó thở trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Có cảm giác xuất hiện một khối u ở sau cổ họng khiến giọng nói thô ráp, trầm thấp hoặc giảm âm vực trong giọng nói.
  • Xuất hiện các cơn đau nhói từ ở tai và đau ở cổ.

8. Polyp niêm mạc bàng quang

Polyp bàng quang là sự tăng trưởng trong niêm mạc bàng quang. Đôi khi các tế bào trong một polyp có thể phát triển nhanh chóng và lan sang các cơ quan khác dẫn đến ung thư bàng quang. Polyp bàng quang thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xảy ra, có thể bao gồm:

  • Đau khi đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là về ban đêm
  • Đau ở bụng dưới hoặc gần cơ quan sinh dục

Nguyên nhân gây Polyp

Nguyên nhân dẫn đến polyp phụ thuộc vào vị trí của khối polyp. Một số nguyên nhân cơ bản bao gồm:

  • Nam giới và những người hút thuốc lá có nguy cơ bị polyp bàng quang cao hơn người khác.
  • Phụ nữ trên 40 tuổi, đã sinh con và phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ polyp tử cung cao hơn.
  • Người thường hay nói to, la hét hoặc bị bệnh trào ngược axit dạ dày có nguy cơ polyp họng cao.
  • Người bị đột biến gen tế bào ruột kết.

Các khối polyp có thể phát triển một cách nhanh chóng thông qua việc phân chia tế bào, tương tự như tế bào ung thư. Do đó, một số polyp có thể phát triển thành ung thư, mặc dù hầu hết polyp đều lành tính và không nguy hiểm.

Chẩn đoán và điều trị Polyp

Việc chẩn đoán và điều trị polyp phụ thuộc vào vị trí, kích thước và khả năng phát triển thành ung thư.

1. Chẩn đoán

Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và lịch sử y tế của nhân để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như dùng tia X, siêu âm hoặc CT Scan để kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng.

Ngoài ra nếu nghi ngờ polyp trở thành ác tính, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết polyp. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của polyp mà quy trình lấy mẫu sinh thiết có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm Pap để kiểm tra âm đạo, tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Nội soi thực quản hoặc nội soi dạ dày để kiểm tra ruột non và dạ dày.
  • Nội soi đại tràng để kiểm tra polyp ở ruột già.

2. Cách điều trị Polyp

Một số polyp lành tính thường không cần điều trị. Polyp ở cổ họng thường có thể tự cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và hạn chế nói to. Một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ khối polyp để phòng ngừa phát triển ung thư và các biến chứng nguy hiểm khác.

Việc điều trị polyp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Polyp có khả năng phát triển thành ung thư hay không.
  • Số lượng và kích thước của khối polyp.
  • Vị trí của polyp.
polyp có nguy hiểm không
Việc điều trị polyp phụ thuộc vào vị trí, kích thước và độ nguy hiểm của polyp

Một số biện pháp phổ biến để điều trị polyp như sau:

  • Trong trường hợp polyp ở đại tràng, bác sĩ có thể tiến hành cắt polyp đại tràng thông qua việc nội soi.
  • Polyp tử cung có thể được điều trị bằng liệu pháp hormone. Bác sĩ có thể kê toa thuốc giải phóng Proestin và Gonadotropin để tạo ra hormone nhằm thu nhỏ hoặc loại bỏ các khối polyp.
  • Polyp ở mũi có thể điều trị bằng Corticosteroid.

Hầu hết các trường hợp, polyp sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp ít xâm lấn. Tuy nhiên, nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

Biện pháp phòng ngừa

Một số trường hợp polyp ở tử cung và mũi không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, polyp đại tràng có thể ngăn ngừa bằng một lối sống và chế độ ăn uống lành lành mạnh. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạn chế sử dụng rượu
  • Không hút thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để ngăn ngừa polyp.

Hầu hết các trường hợp, polyp thường lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và có thể điều trị một cách dễ dàng. Polyp cũng rất hiếm khi tái phát, tuy nhiên có khoảng 30% các trường hợp polyp đại tràng tái phát sau khi điều trị. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện theo dõi trong 3 đến 5 năm liên tục.