Hội chứng ruột kích thích – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn được biết với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng cơ năng hay viêm đại tràng mãn tính. Bệnh lý này có tiến triển mãn tính và đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích có phải là một hay không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người bệnh băn khoăn. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW lý giải:
“Hội chứng ruột kích thích (tiếng Anh: Irritable bowel syndrome) còn có tên gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính hoặc viêm đại tràng chức năng. Thuật ngữ này đề cập đến rối loạn chức năng của ruột già nhưng không đi kèm với tổn thương thực thể (viêm, loét hoặc khối u)”.
Ngoài ra người ta hay nhắc tới “Hội chứng ruột kích thích K58”, đây là thuật ngữ quốc tế theo phân loại về bệnh tật. K58 là tên gọi tắt của hội chứng viêm ruột kích thích:
- K58.0: HCRKT thể tiêu chảy
- K58.9: HCRKT thể táo bón
IBS là bệnh lý mãn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như: bệnh trĩ, sa trực tràng, xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính…Tuy nhiên bệnh không gây loạn sản mô ruột hay làm tăng nguy cơ ung thư đại – trực tràng.
Người bệnh nên nắm rõ những biểu hiện của bệnh lý để nhận biết bệnh và điều trị kịp thời.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng của IBS ở mỗi trường hợp đều có sự khác biệt rõ rệt, phụ thuộc vào mức độ rối loạn, độ tuổi và thể trạng của từng trường hợp.
Các triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích, bao gồm:
- Đau bụng: Cơn đau bụng do IBS thường không có tính đặc trưng về mức độ, vị trí hay thời điểm khởi phát. Thông thường, triệu chứng có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày và có xu hướng lặp lại nhiều lần trong 1 tháng.
- Rối loạn đại tiện (táo bón/ tiêu chảy): Rối loạn hoạt động của ruột già có thể tác động đến quá trình đào thải phân. Vì vậy người mắc hội chứng này thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón, phân thường không lẫn máu nhưng có đi kèm với chất nhầy.
- Thấy bụng nổi cục: Trong cơn đau viêm đại tràng, người bệnh thường thấy những cục lớn nổi lên dọc khung đại tràng. Đó chính là phần đại tràng đang bị co thắt.
- Bất thường về phân: Phân lỏng , nát, không có khuôn. Đôi khi táo bón, phân có kèm chất nhầy. Bên cạnh đó, người bệnh IBS không đi đại tiện ra máu. Sau khi đại tiện xong có thể đỡ đau hoặc đau hơn.
Những triệu chứng của bệnh lý khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, để hạn chế những dấu hiệu trên người bệnh nên nắm rõ nguyên nhân, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Hiện tại nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, hội chứng này có thể liên quan mật thiết với các yếu tố sau:
- Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh có thể kích thích các phản ứng thái quá của đường ruột, dẫn đến triệu chứng đau bụng, táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra căng thẳng thần kinh trung ương cũng có thể gây rối loạn dây thần kinh trong cơ quan tiêu hóa và làm phát sinh bệnh viêm đại tràng co thắt.
- Rối loạn miễn dịch: Các nhà khoa học cho biết, số lượng tế bào miễn dịch trong ruột già của bệnh nhân IBS có xu hướng tăng lên bất thường. Vì vậy một số giả thuyết cho rằng, hội chứng này có liên quan đến rối loạn của hệ miễn dịch.
- Yếu tố khác: Ngoài ra viêm đại tràng chức năng còn có thể khởi phát do một số yếu tố khác như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nghiêm trọng, di truyền, tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh kéo dài, chế độ ăn uống không khoa học,…
Ngoài những yếu tố nguy cơ nói trên, hội chứng ruột kích thích còn có xu hướng khởi phát ở một số nhóm đối tượng cụ thể như:
- Có người thân cận huyết mắc các chứng bệnh về đường ruột
- Nữ giới (nữ giới có nguy cơ mắc IBS cao hơn nam giới gấp 2 lần)
- Người dưới 45 tuổi
- Người có trạng thái tinh thần không ổn định và lo âu quá mức
- Người làm việc và học tập trong môi trường áp lực, gò bó
Đối tượng thường mắc hội chứng ruột kích thích
Theo Ths.Bs Tuyết Lan, có hai đối tượng đặc biệt có thể mắc bệnh lý hội chứng SBI đó là: trẻ em và phụ nữ có thai.
1/ Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Tất cả trẻ bị đau bụng thường xuyên, hầu hết sẽ kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy. Trẻ sẽ không thể ngừng đi vệ sinh đặc biệt là sau khi ăn. Ngoài ra trẻ còn có cảm giác đầy hơi, phân kẹt bên trong, vô cùng khó chịu. Những dấu hiệu bệnh thường xuyên xuất hiện sau khi ăn. Đối với hội chứng ruột kích thích trẻ sơ sinh, triệu chứng xuất hiện sau khi bé bú sữa mẹ hoặc bú bình.
Để chữa trị bệnh lý trên trẻ em, bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng những giải pháp sau:
- Thay đổi thực đơn ăn uống phù hợp
- Sử dụng thuốc dành cho trẻ em
- Bổ sung Probiotics
- Liệu pháp tâm lý
2/ Hội chứng viêm ruột kích thích khi mang thai
Triệu chứng hội chứng viêm ruột kích thích khi mang thai giống hoàn toàn với người bệnh bình thường. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do hormone progesterone trong cơ thể tăng cao, khiến nhu động ruột yếu đi, dạ dày và ruột co thắt nhiều hơn dẫn đến co thắt đại tràng.
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, không thể dùng thuốc để chữa bệnh. Vì vậy người bệnh chỉ nên dùng phác đồ điều trị bảo tồn:
- Ăn uống hợp lý
- Vận động nhẹ và có chế độ nghỉ ngơi thích hợp
- Nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình điều trị bằng thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh hai đối tượng trên, hội chứng IBS còn tấn công nhiều người bệnh ở độ tuổi khác như:
- Có người thân cận huyết mắc các chứng bệnh về đường ruột
- Nữ giới (nữ giới có nguy cơ mắc IBS cao hơn nam giới gấp 2 lần)
- Người dưới 45 tuổi
- Người có trạng thái tinh thần không ổn định và lo âu quá mức
- Người làm việc và học tập trong môi trường áp lực, gò bó
Hãy phát hiện và điều trị hội chứng ruột kích thích ngay khi có dấu hiệu khởi phát ban đầu
Chẩn đoán hội chứng viêm ruột kích thích Rome 4
Rome 4 hay Rome IV là tên gọi của một phác đồ chẩn đoán bệnh lý hội chứng ruột kích thích.
Tiêu chuẩn Rome 4: Chẩn đoán hội chứng IBS dựa vào dấu hiệu đặc trưng là đau bụng ít nhất 1 ngày/tuần, kéo dài liên tục 3 tháng. Ngoài ra còn kết hợp 3 yếu tố sau:
- Số lần đại tiện
- Mức độ đại tiện tăng hay giảm
- Hình dạng phân
Để việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, khoa học chia làm 4 mô hình Rome IV: IBS-táo bón, tiêu chảy, hỗn hợp và không xác định.
Bên cạnh đó để xác định đúng mức độ bệnh bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp xâm lấn như: nội soi, xét nghiệm vi khuẩn, chụp X-Quang…Sau khi có kết quả thăm khám, người bệnh nên tiếp nhận điều trị ngay để phòng biến chứng xảy ra.
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên hội chứng này không làm tăng nguy cơ ung thư hay đe dọa đến tính mạng.
Nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, bạn có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở một bệnh nhân duy trì lối sống lành mạnh, các triệu chứng của bệnh có thể không tái phát trong một thời gian dài.
Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng hoặc thuốc tác động trực tiếp đến hoạt động co thắt của ruột già.
1/ Thuốc Tây y điều trị viêm ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì? Sau đây là những loại thuốc tân dược điều trị hội chứng IBS:
- Thuốc trị tiêu chảy: Loperamid, Colesevelam, Cholestyramine,…
- Thuốc kháng cholinergic: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm co thắt ở ruột nhằm giảm triệu chứng đau bụng và tiêu chảy.
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau tác động lên hệ thần kinh như Gabepentin có thể được sử dụng nếu đau bụng có mức độ nghiêm trọng.
- Thuốc điều trị đặc hiệu IBS: alosetron, rifaximin, eluxadoline, lubiprostone
- Ưu điểm: hội chứng ruột kích thích điều trị bằng thuốc tân dược có khả năng khắc phục triệu chứng nhanh chóng trong vài liều đầu tiên.
Ưu điểm: hội chứng ruột kích thích điều trị bằng thuốc tân dược có khả năng khắc phục triệu chứng nhanh chóng trong vài liều đầu tiên.
Nhược điểm: Phương pháp chỉ có tác dụng tạm thời. Về lâu dài không thể chữa dứt điểm bệnh. Quá trình sử dụng gặp nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến khu thần kinh trung tâm.
3/ Mẹo chữa hội chứng viêm ruột kích thích tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể cải thiện cơn đau đại tràng bằng một số phương pháp điều trị khác như:
- Châm cứu: Tác động từ phương pháp châm cứu có thể tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa nhu động và co thắt của ruột già.
- Ngồi thiền/ Yoga: Phương thức ngồi thiền hoặc yoga có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra.
- Bạc hà: Bạc hà được chứng minh là chất chống co thắt và giúp thư giãn cơ trơn đường ruột.
Ưu điểm: Chữa bệnh tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, nhanh chóng khắc phục triệu chứng.
Nhược điểm: Không có tác dụng chữa dứt điểm bệnh.
3/ Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Nam
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Nam có nhiều ưu điểm khắc phục được yếu điểm của thuốc tân dược và mẹo chữa tại nhà:
- Nguyên liệu bào chế từ tự nhiên, an toàn, lành tính, không mang lại tác dụng phụ
- Điều trị dứt điểm, triệt để tận gốc nguyên căn bệnh
- Bồi bổ cơ thể người bệnh nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát hiệu quả
- Sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau
- Giá cả phải chăng, dễ tìm kiếm tại các trung tâm khám chữa bằng Đông y
Trong buổi chia sẻ gần nhất cùng người bệnh và khán giả truyền hình trên VTV2 Vì sức khỏe người Việt, bác sĩ Tuyết Lan đã phân tích kỹ lưỡng về nguyên tắc điều trị các chứng đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Bên cạnh đó, bác sĩ Tuyết Lan cũng không quên giới thiệu đến người bệnh bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn. Phương thuốc được nghiên cứu và bào chế tại Thuốc dân tộc – đơn vị khám chữa bệnh giành được nhiều giải thưởng danh giá.
Thông tin bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn:
- Công thức bào chế dựa trên đơn thuốc cổ phương bí truyền của người dân tộc Tày, chuyên dùng điều trị các chứng đau đại tràng, đi ngoài, tiêu chảy từ xa xưa.
- Là thành quả của đề án khoa học “Chữa bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính bằng thảo dược Đông y”, thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia tiêu hóa – Y học cổ truyền hàng đầu.
- Kết hợp hơn 30 loại thảo dược đặc trị và cây thuốc đặc biệt trên miền núi người Tày. Dược tính từng loại rất mạnh, được bào chế chung trong 1 công thức giúp đem đến hiệu quả tối đa.
- Cơ chế tác động 4 trong 1, tích hợp 4 bài thuốc thành phần, chủ trị tùy theo thể bệnh.
- Được ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế sắc sẵn, thuận tiện cho người sử dụng.
Chi tiết bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn1/ Thành phần
2/ Tác dụng Thanh thử, hóa thấp, ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả,… Công dụng bài thuốc chữa hội chứng IBS tại Thuốc dân tộc 3/ Bài thuốc thành phần
Tổng thể bài thuốc giúp ổn định đường tiêu hoá, tái tạo niêm mạc đại tràng, phục hồi các tổn thương và tăng cường sức đề kháng để người bệnh có sức khỏe toàn diện. Liên hệ ngay để được tư vấn liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hiệu quả nhất 4/ Nguyên tắc điều trị Xử lý bệnh dựa vào tổng thể, kết hợp cả ngăn chặn triệu chứng và tiêu diệt căn nguyên. Tuân theo lý thuyết “Biện chứng luận trị” của Đông y. Tùy theo từng thể bệnh để xã định liệu trình kết hợp cụ thể. Lộ trình điều trị rõ ràng, hiệu quả tiến triển rõ theo từng giai đoạn.
|
Kết quả thống kê hiệu quả điều trị của Tiêu thực Phục tràng hoàn trên 1000 bệnh nhân hội chứng ruột kích thích lâu năm cho thấy:
- 77,2% hoàn toàn hết các triệu chứng bệnh sau liệu trình điều trị dưới 60 ngày. Các tế bào tổn thương đã lành hẳn, sức đề kháng của người bệnh cải thiện đáng kể.
- 14,8% giảm triệu chứng bệnh, sức đề kháng từng bước được cải thiện sau 60 ngày.
- 8% đạt hiệu quả chậm do yếu tố chủ quan đến từ người bệnh.
Bài thuốc nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn và sự tin tưởng lựa chọn tuyệt đối từ hàng ngàn người bệnh. Rất nhiều người đã thoát khỏi các chứng đau đại tràng, hội chứng ruột kích thích nhờ kiên trì sử dụng liệu trình Tiêu thực Phục tràng hoàn.
Nếu các phương pháp Tây y, dân gian đã áp dụng không đem lại hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo thêm giải pháp của Thuốc dân tộc.
Bạn đọc có thể tìm đến Trung tâm thăm khám hoặc liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn, hướng dẫn từ chuyên gia.
Đừng bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Kiêng gì?
Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm soát bệnh bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và khắc phục tình trạng căng thẳng thần kinh.
Bạn cũng có thể giảm triệu chứng do IBS bằng cách bổ sung thực phẩm lành mạnh và xây dựng thói quen ăn uống khoa học:
- Bổ sung chất xơ: Chất xơ có khả năng làm mềm phân và giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên một số loại rau có thể gây đầy hơi và đau bụng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được các loại thực phẩm giàu chất xơ phù hợp với tình trạng bệnh.
- Nên ăn đúng giờ: Ăn đúng giờ giấc có thể điều hòa hoạt động của đường ruột và hạn chế các phản ứng thái quá của cơ quan này.
- Ăn chậm nhai kỹ: Ăn chậm nhai kĩ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột. Các chuyên gia cho rằng, thói quen này có thể điều hòa nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón do viêm đại tràng co thắt gây ra.
- Uống nhiều nước: Thói quen uống nhiều nước đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và đường ruột nói riêng. Nước giúp duy trì một lượng chất lỏng nhất định ở bên trong đường ruột, từ đó làm giảm nguy cơ táo bón.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin có liên quan đến hội chứng ruột kích thích/ viêm đại tràng co thắt. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Hãy đi khám càng sớm càng tốt để có kết quả khả quan nhất, tránh những biến chứng khó lường về sau.
Bệnh nhân chia sẻ hành trình chữa khỏi viêm đại tràng mãn tính lâu năm cùng VTV2