Một số lưu ý trước khi nội soi: Chuẩn bị gì, nhịn ăn không…
Nội soi đại tràng là phương pháp thăm khám phổ biến và có độ tin cậy cao. Để đảm bảo an toàn và tăng độ chính xác của kết quả chẩn đoán, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý trước khi nội soi đại tràng.
Tổng quan về nội soi đại tràng
Cách thức tiến hành
Trước khi tìm hiểu những lưu ý trước khi nội soi đại tràng, bạn nên biết một số thông tin về phương pháp thăm khám này. Nó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong khâu chuẩn bị và sau khi nội soi.
Để thực hiện phương pháp nội soi đại tràng, các bác sĩ dùng ống soi mềm. Nó có đường kính khoảng 1,3cm và dài 1,7cm. Bên trong rỗng để chứa nguồn sáng và camera. Ống soi sẽ đi từ hậu môn đến đại tràng. Hình ảnh từ camera sẽ được phóng đại và truyền trực tiếp ra màn hình bên ngoài.
Trong quá trình soi đại tràng, nếu phát hiện điểm bất thường, các bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào. Tế bào này sẽ mang đi sinh thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Ngoài ra, nếu niêm mạc ruột đang bị chảy máu, các bác sĩ có thể cầm máu ngay lúc đó.
Kỹ thuật thực hiện
Mỗi trường hợp nội soi đại tràng sẽ mất từ 15 – 30 phút. Sau khi nội soi từ 1 – 2 giờ, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi. Hiện nay có 2 phương pháp nội soi đại tràng phổ biến là không gây mê (soi tươi) và gây mê. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng.
Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và những yếu tố khác, các bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp. Trong đó, phương pháp không gây mê tốn chi phí ít hơn và thường dùng cho người dị ứng với thuốc mê. Tuy nhiên, nó gây đau và không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ. Phương pháp dùng thuốc mê thì ngược lại.
Ngoài ra, một số trường hợp sẽ dùng kỹ thuật nội soi dạng viên nang. Người được nội soi sẽ nuốt đầu camera có kích thước như một viên thuốc. Các bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ ống tiêu hóa theo đường đi của viên nang chứa camera. Toàn bộ quá trình này kéo dài từ 6 – 10 tiếng.
Đây là phương pháp chẩn đoán thụ động và các bác sĩ không thể can thiệp vào những vùng bị tổn thương trong quá trình nội soi. Bên cạnh đó, kết quả có thể không chính xác hoàn toàn bởi không nhìn thấy được tình trạng ruột già ở những vùng khuất của camera.
Ý nghĩa của nội soi đại tràng
Nhờ kỹ thuật nội soi đại tràng, người ta có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng viêm loét, polyp hoặc ung thư. So với các phương pháp khác như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) thì nội soi được đánh giá cao hơn. Bởi nó có thể quan sát được các tổn thương trong lòng ruột nhỏ đến 2mm.
Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình ảnh ngày càng rõ nét hơn. Điều này góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán và thực hiện các can thiệp cần thiết khác của bác sĩ.
Như vậy, khi nào cần nội soi đại tràng? Các chuyên gia khuyên không chỉ những trường hợp thể hiện triệu chứng ra ngoài mới cần nội soi. Người bình thường cũng nên nội soi định kỳ để chủ động phòng và chữa bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư đại tràng.
Những lưu ý trước khi nội soi đại tràng
- Cần nhịn ăn uống (kể cả nước lọc) ít nhất 6 giờ trước khi nội soi đại tràng. Mục đích của việc này là tránh bị trào ngược và sặc thức ăn; tránh nước bị trào ngược vào phổi. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ dễ dàng quan sát rõ lớp niêm mạc trong lòng ruột hơn.
- Không uống sữa, cà phê và các loại nước có màu (bao gồm cả nước hoa quả, nước ngọt).
- Thời điểm nội soi tốt nhất là vào buổi sáng. Bởi lúc này thức ăn đã được tiêu hóa hoàn toàn sau 1 đêm. Bên cạnh đó, sức khỏe cũng đang trong trạng thái tốt nhất.
- Nếu đang bị hẹp môn vị, người được nội soi cần nhịn ăn nhiều hơn bình thường. Từ 12 – 24 tiếng. Trường hợp nội soi gấp thì phải đặt ống bơm rửa dạ dày.
- Thông báo với bác sĩ nếu từng bị dị ứng thuốc và các loại thuốc đã và đang dùng trong thời gian gần nhất.
- Quá trình thanh lọc có thể kéo dài từ nhiều ngày trước đó đến khi thực hiện nội soi, tùy từng trường hợp.
- Chuẩn bị tâm lý luôn luôn cần thiết trước khi nội soi. Đừng quá lo lắng bởi thực tế đây chỉ là hoạt động thăm khám và nó rất phổ biến hiện nay.
- Nếu không an tâm, bạn có thể mang theo hoặc sử dụng bỉm dành cho người lớn.
3 bước chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
Chuẩn bị càng tốt thì kết quả thăm khám đại tràng càng chính xác. Các bác sĩ cũng thuận lợi hơn nếu thực hiện các biện pháp can thiệp cần thiết trong quá trình nội soi. Thực hiện tốt những lưu ý trước khi nội soi đại tràng cũng là một cách bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Bên cạnh đó, bạn cần làm theo quy trình 3 bước chung. Nó được rất nhiều bệnh viện lớn khuyên thực hiện.
Bước 1: Xét nghiệm và lựa chọn kỹ thuật nội soi
Bạn sẽ làm một số xét nghiệm. Trong đó có xét nghiệm máu và nhận thuốc về nhà uống để làm sạch đại tràng trước khi nội soi. Tiếp đó là lựa chọn kỹ thuật thực hiện. Nếu quyết định chọn phương pháp có gây mê thì bạn nên đi cùng một người nữa trong ngày nội soi để đảm bảo an toàn trên đường về nhà.
Bước 2: Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bước này vô cùng quan trọng và bắt đầu từ 3 – 4 ngày trước khi nội soi. Các bác sĩ khuyên bạn nên ăn nhẹ, ưu tiên dùng những thứ ăn dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều chất xơ và chất béo.
Nếu đang dùng các thực phẩm chức năng hoặc vitamin thì phải ngừng sử dụng cách ngày nội soi khoảng 1 tuần. Các loại thuốc cũng vậy. Tuy nhiên, một số trường hợp không thể ngừng dùng thuốc thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Có thể bạn sẽ được chỉ định dùng một loại thuốc thay thế nào đó.
Bước 3: Chuẩn bị trước ngày nội soi
Cách thời điểm nội soi 1 ngày, bạn nên uống nhiều nước và chỉ ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc xổ để nội soi đại tràng.
Nếu dùng thuốc sổ Fortrans, bạn sẽ uống vào buổi chiều ngày trước nội soi. Liều lượng thường dùng là 3 gói Fortrans pha với 3 lít nước. Với trường hợp dùng Fleet Phospho-Soda thì bạn hòa tan nó với 300ml nước. Sau 3 giờ uống thuốc này thì uống thêm 3 lít nước nữa.
Kể từ thời điểm dùng thuốc nhuận tràng, bạn sẽ không được ăn bất cứ thực phẩm nào hết. Tác dụng của thuốc sẽ khiến bạn phải đi đại tiện rất nhiều lần. Cho đến khi nào đại tiện ra nước nghĩa là ruột già đã được làm sạch hoàn toàn. Nếu cảm thấy đói bụng, bạn có thể uống nước đường.
Trên đây chỉ là các bước chung và một vài lưu ý trước khi nội soi đại tràng. Những lưu ý cho từng trường hợp cụ thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Sau khi thực hiện kỹ thuật thăm khám này, bạn có thể ăn uống bình thường nếu bác sĩ không có lưu ý gì đặc biệt. Tuy nhiên, chế độ ăn uống sau nội soi nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và tránh xa những chất kích thích. Đồng thời, bạn cũng nên nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý sau nội soi.