Kết tràng là gì? Cấu tạo & chức năng

Một số người cho rằng kết tràng là ruột già. Cách hiểu này không sai nhưng cũng không đúng. Vậy kết tràng là gì, cấu tạo và chức năng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Đồng thời, bài viết cũng sẽ lý giải tại sao có cách gọi như trên.

Kết tràng chỉ là một phần của ruột già
Kết tràng chỉ là một phần của ruột già

Kết tràng là gì?

Khá nhiều người thắc mắc kết tràng là gì. Giải thích vấn đề này cần xuất phát từ cấu tạo của ruột già. Cấu tạo của cơ quan này gồm có: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Như vậy, kết tràng chỉ là một thành phần của ruột già. Lý do khiến nhiều người nhầm lẫn hoặc cố tình gộp chung ruột già với kết tràng là:

  • Kết tràng chiếm chiều dài chủ yếu trong ruột già. Tổng chiều dài của ruột già ở người trưởng thành khoảng 1,5m. Riêng chiều dài của kết tràng chiếm đến 80cm.
  • Xét về chức năng, kết tràng chi phối gần như hoàn toàn chức năng của ruột già.
  • Ngoài ra, các bệnh lý thường gặp ở ruột già thường liên quan nhiều đến kết tràng.

Cấu tạo của kết tràng

Kết tràng là thành phần nằm giữa manh tràng và trực tràng. Nó có chữ U ngược và chia thành 4 phần.

  • Kết tràng lên: Xuất phát từ manh tràng và dài khoảng 10cm. Nó song song với cột sống và nằm ở bên phải bụng.
  • Kết tràng ngang: Nối tiếp kết tràng lên và đi ngang qua ổ bụng. Nó nằm sát dạ dày, túi mật và gan. Tổng chiều dày của kết tràng ngang khoảng 50cm.
  • Kết tràng xuống: Nối tiếp kết tràng ngang và dài khoảng 10cm. Nó song song với cột sống và nằm bên trái bụng.

Vị trí uốn cong giữa kết tràng ngang và kết tràng lên nằm ngay dưới gan nên được gọi là góc gan. Vị trí uốn cong còn lại giữa kết tràng ngang và kết tràng xuống ngay dưới mật nên được gọi là góc mật.

  • Kết tràng Sigma:

Tên gọi này xuất phát từ hình dạng giống chữ Sigma của người Hy Lạp. Kết tràng Sigma nối tiếp với kết tràng xuống. Hai thành phần này được phân biệt với nhau bởi vị trí uốn cong ở lá lách. Chiều dài của kết tràng Sigma khác nhau tùy từng người. Nó thường không dài hơn kết tràng xuống. Kết tràng Sigma được treo vào thành bụng bởi cơ treo kết tràng và nó nằm trong khung xương chậu.

Trong phân loại bệnh lý về ruột già, người ta thường xếp đại tràng lên, đại tràng ngang và đại tràng xuống vào 1 nhóm vì tính chất của chúng khá giống nhau. Đại tràng Sigma được xếp riêng một nhóm.

Các thành phần của kết tràng
Các thành phần của kết tràng

Chức năng của kết tràng

Bên cạnh thắc mắc kết tràng là gì, khá nhiều người không biết chức năng cụ thể của bộ phận này. Trước tiên, cần phải khẳng định rằng kết tràng giữ vai trò chính yếu trong hoạt động của ruột già. Chức năng cụ thể của bộ phận này là:

  • Tiêu hóa thức ăn:

 Kết tràng chuyển hóa các chất xơ không hòa tan, một vài loại mỡ và các chất khác trong thức ăn mà dạ dày và ruột non không xử lý được hoặc bỏ sót. Các chất này không nhiều.

  • Hấp thụ chất dinh dưỡng:

Tương tự như ruột non, sau khi chuyển hóa các chất trong thức ăn thành dinh dưỡng. Kết tràng sẽ hấp thu chúng và chuyển đến gan lọc lại qua đường tĩnh mạch. Gan lọc xong sẽ chuyển những chất dinh dưỡng đến tim. Tim co tống máu chứa chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. 

Đối với ruột già nói chung, kết tràng nói riêng, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng còn sót trong thức ăn chỉ là thứ yếu. Tuy nhiên, điều này đã chứng tỏ một điều rằng ruột già không chỉ đơn thuần là nơi chứa chất thải.

  • Hấp thụ nước và đóng khuôn phân:

Trong quá trình hấp thụ nước và chuyển đến thận để lọc lại, một số khoáng chất cũng sẽ được kết tràng hấp thụ. Hấp thụ nước và đóng khuôn phân là chức năng chủ yếu của ruột già nói chung và kết tràng nói riêng. Nếu nước trong thức ăn không được chuyển qua thận sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy kèm mất nước. Phân sau khi được đóng khuôn sẽ chuyển xuống đại tràng Sigma. Nhu động ruột sẽ vận động mạnh và dồn chúng xuống trực tràng, chuẩn bị thải ra ngoài.

Các bệnh lý thường gặp ở kết tràng

Viêm kết tràng

Bệnh xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Ở dạng nhẹ, lớp niêm mạc sẽ kém bền vững và dễ bị chảy máu. Trường hợp nặng sẽ xuất hiện các vết loét ở lớp niêm mạc, tiếp đó là xung huyết, thậm chí là áp-xe kết tràng.

Biểu hiện của bệnh tùy vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, người bệnh sẽ bị đau quặn bụng từng cơn. Kèm theo đó là đại tiện liên tục nhưng mỗi lần đi chỉ được một ít. Phân có thể dính máu và chất nhầy. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, mất nước và chất điện giải.

Viêm kết tràng rất dễ chuyển từ cấp tính sang mãn tính và gây nhiều biến chứng. Bao gồm tình trạng giãn, thủng và ung thư kết tràng. Khi đó, các bác sĩ sẽ rất khó khăn trong điều trị bệnh. Đồng thời, sức khỏe và cân nặng của người bệnh cũng sụt giảm nhanh chóng. 

Điều trị viêm kết tràng có thể kết hợp đồng thời cả 3 phương pháp: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Với phương pháp điều trị nội khoa, người bệnh sẽ dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc giảm đau và bổ sung nước, điện giải bị mất. 

Đối với điều trị ngoại khoa, có thể người bệnh sẽ phải cắt bỏ một phần kết tràng. Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh nặng. Dĩ nhiên là việc cắt bỏ này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây là giải pháp duy nhất để duy trì sự sống cho họ.

Viêm kết tràng là bệnh lý thường gặp nhất ở bộ phần này của ruột già
Viêm kết tràng là bệnh lý thường gặp nhất ở bộ phần này của ruột già

Ung thư kết tràng

Ung thư kết tràng được hiểu là sự tăng sinh quá mức của một hoặc nhiều nhóm tế bào. Chúng gây chèn ép mạch máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời, chúng còn làm rối loạn hoạt động bình thường của các cơ quan này. Ung thư kết tràng chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, bắt đầu từ giai đoạn 3, các tế bào ung thư đã di căn.

Chưa có thuốc đặc trị ung thư nói chung và ung thư kết tràng nói riêng. Mức độ chữa khỏi hoặc sống sót sau 5 năm điều trị phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh. Phát hiện càng sớm thì khả năng sống sót càng cao. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 4, khả năng sống sau 5 năm kể từ thời điểm điều trị chỉ khoảng 11%.

Các biện pháp chữa trị đang được áp dụng hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị và xạ trị. Trong đó, phương pháp phẫu thuật sẽ không có hiệu quả khi khối u đã di căn. Hóa trị và xạ trị có thể phần nào tiêu diệt tế bào ung thư nhưng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến các tế bào khỏe mạnh khác.

Tìm hiểu thêm:

  • Viêm đại tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
  • 12+ thuốc trị viêm đại tràng tốt nhất (có giá + cách dùng)