Vi khuẩn HP dạ dày có lây không & có chữa được không?
Chào Bác sĩ! Tôi năm nay 35 tuổi, hay bị đau dạ dày và được chẩn đoán là có vi khuẩn HP trong dạ dày. Gần đây, tôi được biết loại vi khuẩn HP này có khả năng lây lan rất cao, vậy bác sĩ cho tôi hỏi vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Khi bị nhiễm khuẩn HP có chữa được không? Và làm cách nào để phòng tránh lây nhiễm cho những người trong gia đình tôi. Chân thành cảm ơn! (Nguyễn Thế Tuấn, 35 tuổi, quê Nam Đàn – Nghệ An).
Nhiễm khuẩn Hp có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
Chào anh Tuấn!
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Trung tâm, câu hỏi của anh chúng tôi có trao đổi với Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm, Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viên Y học cổ truyền Trung ương, xin trả lời anh như sau:
Hp là loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày như: Loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày – tá tràng, thậm chí vi khuẩn Hp còn có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Môi trường sống của vi khuẩn Hp chủ yếu trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày nên rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau như: Nguồn nước, ao hồ, kênh rạch, thức ăn, phân… Tuy nhiên, có đến hơn 80% vi khuẩn Hp lây qua đường ăn uống do thói quen ăn uống của người Việt Nam dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, dùng chung một bát nước chấm, dùng chung chén rượu…
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, tại Hà Nội cứ 1.000 người dân thì có 700 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Tương tự, tại TP. Hồ Chí Minh, 90% người bị viêm dạ dày đều có sự hiện diện của vi khuẩn Hp.
Sở dĩ vi khuẩn Hp lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau nên việc hiểu rõ con đường lây qua những con đường nào đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Dưới đây là những con đường dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp mà bạn có thể tham khảo.
Các con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày
Lây vi khuẩn HP dạ dày qua đường miệng – miệng
Vi khuẩn Hp không chỉ có trong dạ dày mà chúng còn được tìm thấy trong tuyến nước bọt và khoang miệng của người bệnh. Chúng tập trung nhiều trong mảng bám răng, kẽ răng bởi đây là những vị trí mà các chất tẩy rửa, kem đánh răng khó có thể xâm nhập được. Vì vậy, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc dùng chung bàn chải đánh răng, dụng cụ cá nhân, chén bát hay ly uống nước. Ngoài ra, loại vi khuẩn này có thể truyền qua đường miệng – miệng khi hai người nói chuyện sát nhau, hôn nhau hoặc người nhai cơm mớm thức ăn cho con.
Lây vi khuẩn HP dạ dày từ dạ dày – miệng
Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng. Ợ hơi, ợ chua, nôn là các triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Đồng nghĩa với việc nếu không vệ sinh sạch sẽ, khử trùng khi vi khuẩn Hp trào từ dạ dày lên miệng sẽ làm tăng tình trạng lây nhiễm sang người thân và những người xung quanh.
4 con đường lây lan vi khuẩn Hp
Lây vi khuẩn HP dạ dày từ dạ dày – dạ dày
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn Hp phổ biến nhưng ít người ngờ tới. Thực tế, không phải trường hợp bị bệnh dạ dày nào cũng nhiễm khuẩn Hp, nhưng bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn Hp thông qua phương pháp thăm khám, nội soi dạ dày.
Hiểu rõ hơn, tại những cơ sở tiến hành nội soi, chẩn đoán bệnh không đảm bảo vệ sinh, khử trùng dụng cụ cẩn thận sẽ khiến vi khuẩn Hp bám, tồn tại trên thiết bị. Nếu như vậy, việc lây nhiễm vi khuẩn sang người khác rất cao.
Lây vi khuẩn HP dạ dày từ phân – miệng
Nghe có vẻ không khoa học, tuy nhiên vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể lây qua phân – miệng bằng con đường gián tiếp. Bởi trong phân của người bệnh sẽ có hàm lượng lớn loại vi khuẩn này, nếu vệ sinh tay không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh có thể sẽ làm tăng nguy cơ lây lan khi bạn đụng chạm đến ai đó hoặc bốc thức ăn.
Ngoài 4 con đường trên, các loại động vật trung gian như ruồi, muỗi, gián, chuột… cũng chính là một trong những tác nhân làm tăng khả năng lây truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác. Bởi có thể chúng sẽ bám vào thức ăn nếu không được che đậy cẩn thận.
Bị nhiễm khuẩn Hp có chữa được không?
Bệnh nhiễm khuẩn Hp dạ dày hoàn toàn có thể điều trị được. Dựa trên kết quả xét nghiệm viêm loét dạ dày các bác sĩ sẽ xác định được bạn có bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày hay không? Thông thường, các phương pháp để kiểm tra là xét nghiệm máu, phân, test hơi thở hoặc nội soi. Để biết được chính xác kết quả, bạn cần phải xét nghiệm lại sau 3 – 6 tháng.
Kết quả xét nghiệm dạ dày Hp âm tính chứng tỏ bạn không bị nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày. Do đó, bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp có nghĩa là dạ dày của bạn ít hay nhiều cũng đã xuất hiện loại vi khuẩn này. Để điều trị được bệnh nhiễm khuẩn Hp dạ dày, bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau:
Sử dụng thuốc trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp đặc trưng
Đến nay, chưa có bất kỳ loại thuốc duy nhất nào chữa bệnh do nhiễm khuẩn Hp. Hầu hết các phác đồ điều trị cần phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau, kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần.
Trong đó, phải kể đến thuốc ức chế bơm Proton giúp giảm xuất acid của dạ dày, hỗ trợ tái tạo và chữa lành các mô bị tổn thương. Cụ thể, các nhóm thuốc Proton bao gồm: Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (AcipHex), Dexlansoprazole (Dexilant) và Esomeprazole (Nexium).
Sử dụng thuốc chữa khuẩn Hp dạ dày theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Ngoài ra, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh và PPI theo yêu cầu của bác sĩ. Trong đó, amoxicillin là loại thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ thất bại nhất trong việc điều trị. Tuy nhiên, có khoảng hơn 50% bệnh nhân xảy ra tác dụng phụ khi điều trị bằng các loại thuốc có trong phác đồ điều trị nhiễm Hp. Thế nhưng, hầu hết các tác dụng phụ khá nhẹ, chỉ cần điều trị liều lượng phù hợp là có thể khắc phục.
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn nên áp dụng thêm phương pháp hỗ trợ như:
- Uống bổ sung thêm Probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng chống tiêu chảy, táo bón sau khi sử dụng kháng sinh. Probiotics có nhiều trong sữa chua nên người bệnh nên thường xuyên vào thực đơn hàng ngày.
- Dùng N – acetyl cysteine (NAC) nhằm tăng cường lượng glutathione – chất chống oxy hóa cực mạnh, có tác dụng bảo vệ niêm mạc ở hang vị dạ dày, làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: Ăn uống đúng giờ giấc, tránh hút thuốc lá, lựa chọn các loại thức ăn tốt cho tiêu hóa…
Sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn HP dạ dày
Hiện nay, các chuyên gia nội tiêu hoá cũng khuyên bệnh nhân có thể sử dụng phương thứ 2 chữa bệnh viêm loét dạ dày có khuẩn HP là chữa bằng thuốc Đông y, đây là một phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao, lâu dài. Việc sử dụng các vị thuốc Đông y có tính kháng khuẩn cao như tử tô, bạch chỉ, cúc hoa, sài hồ, tơ hồng xanh… kết hợp với bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cho hiệu quả cao không kém bất kỳ loại thuốc Tây y nào trong điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn HP có kèm theo bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
XEM THÊM:Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc Đông y tốt nhất hiện nay trong điều trị HP dạ dày
Như vậy, có thể nói bệnh nhiễm khuẩn Hp dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo việc điều trị dứt điểm bệnh lý này bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị.
Chúc bạn sớm phục hồi sức khỏe!
Dương Ngọc