Bài thuốc từ lá khổ sâm chữa đau dạ dày hiệu quả nhưng ít ai biết

Sử dụng lá khổ sâm chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong dân gian. Thế nhưng dùng lá khổ sâm như thế nào, nên kết hợp với những thảo dược gì để mang lại hiệu quả và cần lưu ý ra sao thì không phải ai cũng biết.

Sử dụng lá khổ sâm để chữa đau dạ dày là phương pháp phổ biến hiện nay
Sử dụng lá khổ sâm để chữa đau dạ dày là phương pháp phổ biến hiện nay

Vì sao khổ sâm có thể chữa đau dạ dày?

Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Có rất nhiều loại khổ sâm, mỗi loại được dùng với một mục đích khác nhau.

Khổ sâm được sử dụng để chữa đau dạ dày là loại cho lá với chiều cao từ 1 – 1,2m, thuộc loại cây bụi, lá đơn, mọc cách hoặc đôi khi mọc thành vòng giả. Lá khổ sâm có hình mũi mác, mặt trên có màu xanh nhạt, mặt dưới có màu trắng bạc óng ánh.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá khổ sâm có chứa các thành phần flavonoid có tác dụng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt, khổ sâm còn có chứa hoạt tính kháng sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, hoạt tính độc tế bào mạnh với các tế bào ung thư ở người.

Theo y học cổ truyền, khổ sâm vị đắng, hơi chát, hơi ngọt, tính mát có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn. Khổ sâm là cây thuốc nam đa công dụng, có thể hỗ trợ tốt cho việc điều trị các chứng bệnh về hệ tiêu hóa và dạ dày.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá khổ sâm có thể được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đại tràng, tá tràng, viêm loét dạ dày hay đau dạ dày. Ngoài ra, người ta cũng thường dùng khổ sâm khi có các chứng đầy hơi, ợ chua, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu…

Các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá khổ sâm

Khổ sâm lá là cây thuốc đa dụng có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa đau dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa
Khổ sâm lá là cây thuốc đa dụng có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa đau dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa

Khổ sâm có thể được kết hợp với nhiều vị thuốc để hỗ trợ điều trị đau dạ dày một cách an toàn. Một số bài thuốc từ lá khổ sâm có thể kể đến như:

Bài thuốc chữa đau dạ dày

Có 3 cách dùng khổ sâm chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay:

  • Cách 1:

Lấy 16 – 20g lá khổ sâm đem rửa sạch, sao vàng rồi sắc đặc để uống. Nên uống sau khi ăn, uống liền vài ba tuần rồi ngưng vài ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng cho đến khi khỏi bệnh.

  • Cách 2:

Lấy 12g lá khổ sâm, 50g lá khôi, 20g lá bồ công anh đem sắc với 600ml nước. Đun sôi cho đến khi cô đặc còn 200ml thì lấy uống. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày, uống 10 ngày liên tục thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục lặp lại liệu trình này cho đến khi khỏi hẳn.

  • Cách 3:

Lấy 16g lá khổ sâm kết hợp với một ít dạ cẩm. Thực hiện như cách 1 để chữa đau dạ dày.

Bài thuốc chữa đầy bụng, chậm tiêu

Khi bị đầy bụng, chậm tiêu, khó tiêu:

  • Bạn lấy 12 – 24g khổ sâm hãm với nước hoặc sắc đặc để uống.
  • Cũng có thể lấy khổ sâm, bồ công anh, nhân trần mỗi thứ 12g kết hợp cùng 10g lá khôi, 10g chút chít tán bột, đem pha với nước ấm để uống mỗi ngày.
  • Lấy 12g khổ sâm, 40g lá khôi, 20g bồ công anh, 12g uất kim, 12g hậu phác, 8g ngải cứu, 4g cam thảo sắc đặc hoặc nấu thành cao để pha siro uống.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng mạn tính

Khi xuất hiện các triệu chứng, sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, đại tiện phân sống, bạn sử dụng một ít lá khổ sâm phối với chè dây, vân mộc hương, nam mộc hương, thương truật, hậu phác sắc lấy nước uống để hỗ trợ điều trị.

Những lưu ý khi dùng lá khổ sâm

Khổ sâm hạt không thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Khổ sâm hạt không thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Bất kỳ loại thuốc nào được sử dụng cũng có vấn đề cần lưu ý để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, khi chữa đau dạ dày bằng lá khổ sâm bạn cần nhớ rằng:

  • Không sử dụng lá khổ sâm cho người bị suy nhược, táo bón và bệnh nhân tỳ vị hư hàn.
  • Việc sử dụng liều cao rất dễ gây buồn nôn, nhức đầu. Nếu xuất hiện tình trạng này, chỉ cần ngưng thuốc một thời gian sẽ tự hết.
  • Tránh nhầm lẫn khổ sâm cho lá với khổ sâm cho hạt (tên gọi khác là sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột) và khổ sâm cho rễ (hay còn gọi là dã hòe, khổ cố).
  • Nếu đau bụng nhẹ có thể dùng ngọn khổ sâm non, đem rửa sạch, cho thêm một ít muối và nhai sống, nuốt cả bã sẽ thấy bụng êm và giảm tình trạng đi lỏng.

Ngoài được sử dụng để chữa đau dạ dày, lá khổ sâm còn được dùng để điều trị vẩy nến, nổi mẩn ngứa, đau bụng đi ngoài, đau bụng lâm râm hay đau bụng không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, không nên sử dụng lá khổ sâm bừa bãi, các cây thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ khống chế bệnh tạm thời chứ không thể chữa dứt điểm.