Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP tấn công qua đường miệng, đi xuống dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,… Vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống nếu như tiếp xúc với nước bọt của người bệnh trong bữa ăn, dùng chung bát đũa và ăn phải thức ăn đã nhiễm khuẩn HP.

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP.
Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP.

 

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là cách gọi vắn tắt của thuật ngữ Helicobacter Pylori. Đây là tên một loại vi khuẩn sinh sống, phát triển và gây hại trong dạ dày của con người.

Sở dĩ vi khuẩn HP vẫn tồn tại được trong môi trường axit như dạ dày là vì lớp màng ngoài của chúng đã tiết ra một loại enzym mang tên Urease giúp trung hòa axit ở môi trường nó đang sinh sống.

Vi khuẩn HP gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính. Chúng chính là nguyên nhân gây nên những bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày.

Không có một triệu chứng rõ ràng giúp nhận biết đường tiêu hóa đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Cơ thể người bệnh nhiễm vi khuẩn trong thầm lặng và sau đó xuất hiện những cơn đau. Khi thấy đau bụng thường xuyên, người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị.

Các phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn HP thường là:

  • Kiểm tra hơi thở;
  • Xét nghiệm máu để tìm kháng thể HP;
  • Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn HP;
  • Nội soi dạ dày và lấy mẫu mô sinh để kiểm tra.

Hiện nay đã có thuốc điều trị nhiễm khuẩn HP ở đường tiêu hóa. Người bệnh nên tuân theo những chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ để điều trị dứt điểm chứng nhiễm khuẩn.

Thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra một số tác dụng phụ như: rối loạn vị giác, lưỡi đen, tiêu chảy, phân đen,…

Vi khuẩn HP sinh sống được trong môi trường axit của dạ dày và gây ra những bệnh dạ dày nguy hiểm.
Vi khuẩn HP sinh sống được trong môi trường axit của dạ dày và gây ra những bệnh dạ dày nguy hiểm.

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Bất kỳ đối tượng nào (màu da, giới tính, độ tuổi,…) cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp qua đường miệng của người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Miệng – miệng: Người lành sẽ bị vi khuẩn HP tấn công vào cơ thể qua đường miệng nếu tiếp xúc với dịch, nước bọt,… của người bệnh. Do đó, các hoạt động như hôn, dùng chung bàn chải, dùng chung thìa, đũa hoặc ăn uống thông thường chính là thời điểm vi khuẩn lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
  • Phân – miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân thải của người bệnh. Do đó, nếu không vệ sinh cá nhân, xử lý chất thải bài tiết thật kỹ lưỡng thì vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây nhiễm cho cộng đồng. Thức ăn, nước uống, dụng cụ sinh hoạt thông thường,… sẽ là cầu nối giúp vi khuẩn xâm nhập cơ thể mọi người.
  • Dụng cụ y tế – miệng: Vi khuẩn HP có thể sẽ còn tồn tại trên bề mặt của các dụng cụ y tế như các thiết bị nội soi dạ dày, thiết bị nội soi tai, mũi, họng, dụng cụ nha khoa,… nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Từ đó, khi bác sĩ dùng các dụng cụ y tế đã nhiễm khuẩn để thăm khám thì sẽ vô hình chung lan truyền vi khuẩn đến cho những người khỏe mạnh.
Triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP không rõ rệt. Người bệnh thường cảm thấy đau bụng, cần phải kiểm tra phân hoặc hơi thở để chẩn đoán.
Triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP không rõ rệt. Người bệnh thường cảm thấy đau bụng, cần phải kiểm tra phân hoặc hơi thở để chẩn đoán.

Tóm lại, vi khuẩn HP sẽ lây qua đường ăn uống nếu:

  • Dùng chung bát đĩa, thìa, đũa, cốc uống nước,… với người bệnh;
  • Cùng ăn, tiếp xúc với dịch nước bọt của người bệnh;
  • Người chế biến các món ăn vệ sinh tay không sạch sẽ, vô tình lan truyền vi khuẩn vào thức ăn. Từ đó lây lan vi khuẩn cho người dùng.

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Vi khuẩn HP gây ra những bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,… Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng và vi khuẩn gây bệnh trong âm thầm. Chính vì tính chất nguy hiểm của vi khuẩn HP, chúng ta cần xem trọng việc phòng ngừa bệnh hơn việc điều trị bệnh.

Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP, mỗi người trong chúng ta cần:

  • Rửa tay thật sạch sẽ trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.
  • Thận trọng khi lựa chọn ăn thức ăn sống như rau sống, sushi,…
  • Đối với rau củ, trái cây, cần rửa kỹ, ngâm nước muối hoặc thuốc tím trước khi ăn. Gọt vỏ trái cây để loại bỏ những vi khuẩn trên vỏ trái cây.
  • Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ sau khi đi vệ sinh nhằm phòng ngừa lây lan vi khuẩn cho người khác.
  • Không đi vệ sinh xuống sông, hồ, suối. Đi vệ sinh đúng nơi quy định và xử lý phân thải đúng cách để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn bệnh.
  • Không dùng chung thìa, bát, đũa, bàn chải đánh răng, cốc uống nước,… với người khác.
  • Đối với trường hợp có người thân bị mắc bệnh, cần phải ý thức trong việc phòng bệnh. Người bệnh có thể đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng một số loại thuốc điều trị dự phòng nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đối với các bác sĩ, cần phải vệ sinh dụng cụ y khoa thật kỹ sau mỗi lần sử dụng để tránh gián tiếp truyền bệnh cho người khỏe mạnh.

Tóm lại, vi khuẩn HP lây lan qua đường ăn uống và sẽ gây ra những biến chứng ở đường tiêu hóa như bệnh viêm loét dạ dày, bệnh viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày,… Bên cạnh việc điều trị bệnh, mỗi người cần phải ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, không nên dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng, chế biến thức ăn hợp vệ sinh,… để phòng tránh nhiễm khuẩn HP.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. ThuocDanToc.org không đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa.