Các loại thuốc chống co thắt dạ dày – Giảm đau hiệu quả
Thuốc chống co thắt dạ dày là một trong những loại thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng nhiều trong điều trị bệnh dạ dày. Để việc dùng thuốc mang lại tác dụng hiệu quả cao, đồng thời ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, bệnh nhân nên uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ quy định.
Co thắt dạ dày hay còn gọi là chuột rút dạ dày là căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường gây nên những cơn đau co thắt đột ngột kéo dài vài phút hoặc hàng giờ. Bên cạnh đó, triệu chứng co thắt dạ dày gây nên có nét tương đồng với bệnh đau dạ dày như đầy bụng, buồn nôn hoặc ợ chua,… Nguyên nhân gây co thắt dạ dày rất đa dạng. Căn bệnh này xuất hiện có thể là do viêm loét dạ dày – tá tràng, hành kinh ở phụ nữ hoặc do vận động mạnh,… Theo các chuyên gia, cho dù yếu tố nào gây bệnh, người bệnh cũng cần thăm khám và chữa trị sớm để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu và gây biến chứng nguy hiểm.
Thuốc chống co thắt dạ dày giúp giảm đau nhanh chóng
Để điều trị chống co thắt dạ dày, trong các loại thuốc giảm đau, bác sĩ thường sử dụng nhóm thuốc chống co thắt dạ dày có tính làm giãn cơ và nhóm chống có thắt có tính hướng cơ để cải thiện triệu chứng đau do bệnh gây nên. Cụ thể:
1. Nhóm thuốc chống co thắt có tính làm giãn cơ
Bao gồm một số loại thuốc như sau:
+ Atropin
Thuốc thường được sử dụng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối với giao cảm trong nhiều trường hợp như:
- Loét dạ dày – tá tràng: Thuốc có tác dụng ức chế khả năng điều tiết acid dạ dày
- Rối loạn hệ tiêu hóa
- Hội chứng ruột kích thích: Có tác dụng làm giảm tiết dịch và giảm co thắt đại tràng
- Điều trị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính
- Rối loạn khác như đau quặn thận hoặc đau do co thắt đường mật
- Điều trị nhịp tim chậm do ngộc độc digitalis
- Đau do co thắt phế quản
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian dùng, tránh thuốc gây tác dụng phụ như:
- Gây khô mắt do làm giảm tiết dịch
- Làm giảm đồng tử và làm liệt cơ mi khiến người bệnh không thể nhìn gần, sợ ánh sáng
- Khô miệng, khó nuốt hoặc khó phát âm
- Sốt, giảm dịch tiết pử phế quản
- Ở liều cao, thuốc có thể gây kích thích dẫn đến run rẩy và sau đó chuyển sang ức chế giao cảm, gây ảo giác hoặc hôn mê
- Thuốc có thể khiến tim đập chanh và sau đó đập nhanh, gây đánh trống ngực hoặc loạn nhịp
→ Lưu ý: Nếu gặp những tác dụng phụ này, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra và nhận sự chăm sóc từ y khoa. Bên cạnh đó, thuốc chống chỉ định dùng ở những đối tượng như người bị hẹp môn vị, phì đại tuyến tiền liệt hoặc bệnh nhân bị liệt ruột,…
+ Hyoscine butylbromide
Là nhóm thuốc kê đơn có tác dụng làm giảm co thắt và đau bất thường ở bàng quang, dạ dày và ống tiêu hóa. Thuốc giúp làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn in trên bao bì với liều dùng 2 viên nén 4 lần/ngày.
Thuốc Hyoscine butylbromide có thể gây một số phản ứng phụ nghiêm trọng nhưng ít phổ biến như:
- Khô miệng
- Loạn nhịp tim
- Xuất hiện phản ứng dị ứng da như ngứa, đỏ da hoặc nổi mề đay
- Nổi các vết nhỏ đỏ trên tay và chân
Ngoài các tác dụng phụ này ra, bệnh nhân cũng có thể gặp một số phản ứng phụ hiếm gặp như:
- Bí tiểu
- Chóng mặt hoặc có cảm giác khó thở
- Đau mắt đỏ
Nếu gặp phải các biểu hiện này, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
+ Hyoscin
Thuộc nhóm thuốc chống co thắt có tính giãn cơ, giúp làm giãn nở đồng tử, giảm tiết dịch và giảm nhu động ruột, dạ dày. Thuốc thường được sử dụng với mục đích làm giảm cảm giác nôn mửa, buồn nôn hoặc chóng sau khi gây mê và phẫu thuật. Bên cạnh đó, Hyoscin còn được dùng để cải thiện triệu chứng đau co thắt, viêm ruột thừa và hội chứng ruột kích thích.
Bên cạnh mặt có lợi, thuốc có thể gây các tác dụng phụ như:
- Khó thở, sưng môi hoặc lưỡi, nổi phát ban hoặc co thắt cổ họng do dị ứng thuốc
- Nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường
- Xuất hiện ảo giác hoặc có hành vi bất thường
- Phình bụng hoặc trướng bụng thường gặp ở trẻ em
Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:
- Sưng mí mắt
- Nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng
- Cảm giác ngứa và nóng rát
2. Thuốc chống co thắt có tính hướng cơ
+ Papaverin
Thuốc thường được chỉ định điều trị với mục đích làm giảm cơn đau do tăng nhu động ruột – dạ dày ở các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng và viêm ruột. Đồng thời, Papaverin giúp cải thiện triệu chứng co thắt tử cung do viêm thận, viêm túi mật hoặc quặn thận. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng nhằm chống cơn co thắt mạch máu não, làm giãn cơ tim và cải thiện cơn đau thắt ngực, co thắt phế quản do hên hoặc thiếu máu cơ tim,…
Mặc dù độc tính thấp nhưng khi sử dụng Papaverin không đúng liều lượng có thể gây các tác dụng phụ về đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và chán ăn. Ngoài ra, thuốc còn gây các phản ứng phụ như:
- Chóng mặt
- Ngủ gà
- Nhức đầu
- An thần
- Ngủ lịm
- Viêm gan hoặc quá mẫn gan
Ngoài ra, bệnh nhân nên ngưng ngay việc dùng Papaverin khi bị vàng da, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa hoặc khi kết quả xét nghiệm chức năng gan bị biến đổi.
+ Alverine citrate
Có tác dụng điều trị rối loạn co thắt cơ trơn đường tiết niệu – sinh dục, tiêu hóa và đau bụng kinh. Thuốc chống chỉ định dùng ở những đối tượng bị mất trương lực ruột kết, liệt tắc ruột, tắc nghẽn đường ruột hoặc phân đóng chặt trong ruột. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc.
Alverine citrate có thể gây một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn
- Phát ban
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Phản ứng dị ứng
- Ngứa
+ Nospa
Nospa là nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn, không thuộc nhóm kháng cholinergic. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh đau co thắt dạ dày, cơn đau quặn mật, hội chứng ruột kích thích hoặc co thắt đường mật do viêm đường mật, sỏi mật hoặc viêm túi mật gây nên.
Ngoài ra, Nospa còn được chỉ định dùng nhằm giảm cơn đau co thắt tử cung do co cứng tử cung hoặc đau bụng kinh. Bên cạnh đó, thuốc giúp điều trị đau co thắt đường sinh dục do bệnh viêm bể thận, sỏi thận, viêm bàng quang hoặc sỏi niệu quản.
Thế nhưng, trong quá trình sử dụng Nospa điều trị, người bệnh nên chú ý liều dùng, thời gian cũng như cách sử dụng để tránh những tác dụng phụ như:
- Buồn nôn
- Chóng mắt
- Đối với dạng dung dịch, tiêm nhanh có thể gây hạ huyết áp
Trên đây là những loại thuốc chống co thắt dạ dày thường được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.