7 loại thuốc giảm đau dạ dày tác dụng nhanh

Thuốc giảm đau dạ dày nên sử dụng khi nào là tốt nhất? Cơn đau dạ dày có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau dạ dày như thuốc chữ P (Phosphalugel), thuốc chữ Y (Yumangel), thuốc chống co thắt Pymenospain 40mg,… Đây đều là những loại thuốc phổ biến trên thị trường và có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc tây.

  • Bài thuốc dạ dày “Sơ can bình vị tán” đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh
  • Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi hàng trăm bệnh nhân dạ dày lâu năm gửi trọn niềm tin
thuốc giảm đau dạ dày
Các loại thuốc giảm đau dạ dày phổ biến có bán tại nhà thuốc

Các loại thuốc giảm đau dạ dày tốt nhất

1. Thuốc chữ P (Phosphalugel)

Thuốc chữ P có chứa thành phần Aluminum phosphate 20%. Thành phần này có tác dụng giảm hàm lượng dịch vị dư thừa trong dạ dày. Khi uống thuốc, Aluminum phosphate sẽ đi vào dạ dày và tạo thành lớp màng bảo vệ ổ viêm, loét nhằm hạn chế triệu chứng khó chịu, đau rát,…

thuốc giảm đau dạ dày
Thuốc chữ P (Phosphalugel) có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm giảm cơn đau thượng vị

Thuốc chữ P được dùng để giảm đau dạ dày trong những trường hợp sau:

  • Thoát vị khe thực quản
  • Viêm dạ dày cấp và mãn tính
  • Viêm thực quản
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Rối loạn chức năng ruột

Liều dùng:

  • Dùng 1 – 2 gói/ lần
  • Ngày dùng 2 – 3 lần

Với loại thuốc này, bạn có thể uống trực tiếp thuốc để làm giảm cơn đau dạ dày. Thuốc được bào chế ở dạng sữa và có vị ngọt nên khá dễ uống.

Tuy nhiên thuốc chữa đau dạ dày chữ P không thích hợp với người không dung nạp Fructose, phụ nữ mang thai và người đang bị tiêu chảy nặng.

2. Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel)

Thuốc dạ dày chữ Y là thuốc giảm cơn đau dạ dày được bán ở hầu hết các tiệm thuốc tây trên toàn quốc. Thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch và chứa hoạt chất chính là Almagate. Almagate là thành phần kháng acid mạnh, có khả năng trung hòa và tăng độ pH trong dạ dày.

thuốc giảm đau dạ dày
Thuốc chữ Y (Yumangel) có khả năng trung hòa acid dịch vị trong dạ dày

Thuốc được sử dụng để làm giảm cơn đau dạ dày, cả giác buồn nôn và nôn mửa do tăng tiết acid trong các trường hợp sau:

  • Viêm dạ dày
  • Viêm thực quản trào ngược
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Hội chứng tăng tiết acid

Liều dùng:

  • Dùng 1 gói/ 3 – 4 lần/ ngày

Tương tự như thuốc dạ dày chữ P, khi sử dụng Yumangel bạn nên uống trực tiếp hỗn dịch. Có thể uống nước lọc để loại bỏ cảm giác khó chịu sau khi dùng thuốc.

3. Thuốc dạ dày Pepsane gel

Pepsane là thuốc dạ dày dạng gel có tác dụng giảm đau thượng vị, cải thiện tình trạng đầy hơi, ợ nóng và ợ chua. Thuốc có hai hoạt chất chính là Dimethicon và Guaiazulen.

thuốc giảm đau dạ dày
Pepsane gel có khả năng giảm đầy hơi, ợ chua, đau thượng vị,…

Các thành phần này tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tình trạng tăng tiết acid dịch vị, gây viêm và loét cơ quan tiêu hóa. Thuốc Pepsane được sử dụng trong những trường hợp như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Ợ nóng, ợ chua do ăn thực phẩm chứa nhiều acid
  • Viêm loét dạ dày
  • Bảo vệ niêm mạc khi sử dụng thuốc gây hại dạ dày

Cách dùng:

  • Dùng 1 gói/ 3 lần/ ngày
  • Sử dụng trước khi ăn hoặc dùng ngay khi cơn đau phát sinh

4. Thuốc giảm đau chống co thắt Pymenospain 40mg

Pymenospain chứa hoạt chất Drotaverine – có khả năng giảm cơn đau dạ dày do co thắt. Thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch với quy cách 25 ống x 2ml/ hộp và dạng viên 40mg. Tuy nhiên nếu sử dụng tại nhà, bạn nên dùng dạng viên nén để phòng ngừa rủi ro.

Liều dùng:

  • Người lớn: Dùng 1 – 2 viên/ 2 – 3 lần/ ngày
  • Trẻ nhỏ trên 6 tuổi: Dùng 1 viên/ 2 – 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 6 tuổi: Dùng ½ – 1 viên/ 2 – 3 lần/ ngày

Có thể sử dụng thuốc vào lúc đói hoặc lúc no. Thuốc chỉ có tác dụng đối với cơn đau dạ dày do co thắt gây ra. Nếu triệu chứng do tăng tiết dịch vị, sử dụng thuốc Pymenospain sẽ không đem lại cải thiện lâm sàng.

5. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol thường được sử dụng để hạ sốt và giảm các cơn đau thông thường như đau đầu, đau răng, đau nhức xương khớp,… Tuy nhiên loại thuốc này cũng có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau dạ dày.

Paracetamol tác động đến prostaglandin của hệ thần kinh trung ương nhằm làm giảm các cơn đau trên toàn bộ cơ thể. Vì thuốc không ảnh hưởng đến cyclooxygenase toàn thân nên không gây kích ứng cơ quan tiêu hóa.

thuốc giảm đau dạ dày
Paracetamol có tác dụng giảm đau toàn thân và không gây kích ứng cơ quan tiêu hóa

Liều dùng thông thường:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng 500 – 1000mg/ 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 250 – 500mg/ 2 – 4 lần/ ngày
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Dùng 250mg/ 2 – 4 lần/ ngày
  • Thời gian giữa 2 liều phải cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ

Khi sử dụng Paracetamol, cần hạn chế rượu và đồ uống chứa caffeine. Ngoài ra, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

6. Thuốc giảm đau codein

Codein là thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng đối với các cơn đau có mức độ nhẹ và vừa. Thuốc thường được chỉ định khi cơn đau dạ dày không đáp ứng với thuốc giảm đau và những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hiện nay trên thị trường, codein thường được phối hợp với Paracetamol để tăng tác dụng điều trị.

Hoạt chất Codein có thể tác động đến thần kinh trung ương, vì vậy bạn nên sử dụng theo hướng dẫn cụ thể của dược sĩ.

7. Thuốc ức chế bơm proton Omeraz

Thuốc Omeraz có chứa hoạt chất Omeprazol – tác dụng ức chế bơm proton trong dạ dày. Khi uống loại thuốc này, dịch vị dạ dày sẽ có xu hướng giảm trong thời gian dài nhưng có thể hồi phục. Sử dụng thuốc đều đặn có thể làm giảm mức độ và tần suất của các cơn đau ở cơ quan tiêu hóa.

Thuốc Omeraz được sử dụng trong những trường hợp như:

  • Viêm loét dạ dày tiến triển
  • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Viêm thực quản
thuốc giảm đau dạ dày
Thuốc Omeraz ức chế quá trình tăng tiết dịch vị ở dạ dày, từ đó làm giảm triệu chứng đau thượng vị và buồn nôn

Liều dùng:

  • Dùng 20mg/ lần/ ngày
  • Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý

Khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như nổi mề đay, buồn ngủ, táo bón, chóng mặt, buồn nôn,…

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

Thuốc giảm đau dạ dày có nhiều loại khác nhau. Vì vậy bạn cần xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

thuốc giảm đau dạ dày
Cần thăm khám nếu triệu chứng đau dạ dày vẫn tiếp diễn sau 7 ngày dùng thuốc

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày bạn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc trong khoảng 7 ngày. Nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tiến hành các biện pháp chuyên sâu.
  • Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm cơn đau dạ dày. NSAID ức chế cyclooxygenase ở cơ quan tiêu hóa và tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Thận trọng và điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan, thận và những người có sức khỏe đặc biệt.
  • Nên sử dụng theo đúng liều lượng được dược sĩ chỉ định. Tránh tình trạng dùng quá liều hoặc quá thời gian quy định.
  • Khi sử dụng thuốc, nên hạn chế các đồ uống chứa cồn và caffeine. Bên cạnh đó để giảm cơn đau dạ dày, bạn nên kiêng cử đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn và chế biến sẵn.

Bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc giảm đau dạ dày phổ biến mà bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Để chữa khỏi, bệnh phải được điều trị từ nguyên nhân. Bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện thăm khám hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa và nhận hướng dẫn.

Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ:

“Khi bị các cơn đau dạ dày hành hạ, người bệnh đừng lạm dụng uống thuốc giảm đau. Nó có thể giúp ngắt cơn đau rất nhanh nhưng lại là yếu tố kích thích khiến bệnh nặng hơn về sau và xảy ra tình trạng phụ thuộc thuốc. Thay vì đi mua các loại thuốc giảm đau dạ dày trên đây, hãy tìm một bài thuốc điều trị triệt để, an toàn hơn”.

Bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày hiệu quả từ gốc trong chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt

Sơ Can Bình Vị Tán là 1 trong những bài thuốc dạ dày nổi tiếng được nghiên cứu và điều chế bởi trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc suốt những năm gần đây. Đây được đánh giá là giải pháp toàn diện để giảm đau và điều trị các chứng đau dạ dày mãn tính lâu năm. 

Với lộ trình điều trị rõ ràng, tác động triệt để bằng cơ chế kết hợp 3 chế phẩm đặc trị là Sơ Can Bình Vị – trào ngược, Sơ Can Bình Vị – viêm loét Hp, Cao Bình Vị, bài thuốc đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp đau dạ dày trên khắp cả nước. 

Đồng thời trở thành lựa chọn hàng đầu để thay thế các loại thuốc giảm đau dạ dày bằng Tây y của nhiều người bệnh. Trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng.

Lộ trình sử dụng sơ can bình vị tán
Lộ trình giảm đau dạ dày và loại bỏ gốc bệnh bằng Sơ Can Bình Vị Tán 

Gần 10 năm thành lập và hoạt động, trung tâm Thuốc Dân Tộc đã được người dân tin tưởng và bình chọn là đơn vị uy tín số 1 trong khám chữa, điều trị bệnh bằng Đông y. 

Hi vọng những gợi ý trên đây về các loại thuốc giảm đau dạ dày tác dụng nhanh sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm giải pháp điều trị thích hợp. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.!