5 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu – hiệu quả + an toàn
Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu từ bột nghệ, trà gừng, nước chanh và mật ong,… có thể cải thiện cơn đau thượng vị, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng này, mẹ bầu nên phối hợp biện pháp điều trị với lối sống lành mạnh.
- Đánh bay bệnh dạ dày nhanh chóng cùng các bác sĩ YHCT hàng đầu
- Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi hàng trăm bệnh nhân dạ dày lâu năm gửi trọn niềm tin
5 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Nồng độ hormone thay đổi, sự phát triển đột ngột của tử cung, thói quen ăn thực phẩm giàu acid, căng thẳng,… là các yếu tố gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai.
Khác với người bình thường, phụ nữ mang thai không thể tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng H2,… Vì vậy mẹ bầu có thể tận dụng các cách chữa đau dạ dày từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thai nhi.
1. Giảm đau dạ dày khi mang thai với nghệ
Nghệ được đánh giá là loại thảo dược chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và có đặc tính dược lý mạnh. Trong đó hợp chất chính trong nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm, ngăn chặn quá trình thoái hóa và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại.
Vì vậy sử dụng nghệ có thể làm giảm viêm, đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,… Bên cạnh đó, nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp ức chế hoạt động của các hại khuẩn và Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) trong dạ dày.
Hơn nữa việc tận dụng nghệ để chữa đau dạ dày khi mang thai còn bổ sung hàm lượng vitamin C, A và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi.
Thực hiện:
- Hòa tan 2 thìa cà phê bột nghệ với 100ml nước ấm
- Có thể thêm 1 ít mật ong vào để tăng hương vị
- Ngày uống 2 lần trước khi ăn khoảng 30 phút
Bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể giảm đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng,… bằng cách bổ sung các món ăn từ nghệ vào chế độ dinh dưỡng.
2. Dầu dừa – cải thiện viêm dạ dày ở bà bầu
Dầu dừa không chỉ được sử dụng để chăm sóc da và hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu mà còn được dùng để cải thiện các triệu chứng do viêm dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ acid lauric trong nguyên liệu này có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại, làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hạn chế hoạt động của nấm Candida trong cơ quan tiêu hóa.
Ngoài ra, áp dụng mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai bằng dầu dừa còn hỗ trợ cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm và hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Thực hiện:
- Uống 1 thìa dầu dừa trước khi ăn khoảng 30 phút để acid béo từ dầu dừa bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hoặc có thể hòa tan 1 thìa dầu dừa với nước ấm và uống trực tiếp nếu cảm thấy khó chịu uống dầu dừa trực tiếp
3. Trị viêm đau dạ dày ở sản phụ với đậu bắp
Đậu bắp (mướp tây) thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các chứng bệnh ở dạ dày. Với chất nhầy tự nhiên – pectin, đậu bắp có tác dụng làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của các vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, hợp chất thực vật trong đậu bắp còn hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và giảm sưng đau. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa hàm lượng Vitamin B9 dồi dào có thể giúp thai nhi phát triển thần kinh hoàn chỉnh và hạn chế các dị tật bẩm sinh như gai đôi cột sống.
Thực hiện:
- Rửa sạch 50 – 100g đậu bắp với nước muối
- Sau đó ăn trực tiếp hoặc chấm với nước tương
- Nên ăn ít nhất 1 bữa đậu bắp trong 1 tuần để giảm các triệu chứng ở dạ dày trong thời gian mang thai
4. Mật ong và chanh giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày
Mật ong và chanh là công thức làm giảm đau dạ dày khá phổ biến. Mật ong có tác dụng làm dịu, kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, chanh giúp loại bỏ cảm giác buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn.
Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng chanh và mật ong được đánh giá là biện pháp an toàn và không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bên cạnh đó mật ong còn chứa nhiều năng lượng, giúp làm giảm tình trạng căng thẳng và mệt mỏi trong những tháng đầu thai kỳ.
Thực hiện:
- Pha 3 thìa mật ong với 300ml nước sôi
- Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và hòa với nước sôi
- Nên nhấp từng ngụm khi nước còn ấm để giảm đau dạ dày và cải thiện cảm giác buồn nôn
Tuy nhiên khi áp dụng mẹo này, bạn nên hạn chế cho quá nhiều chanh vì acid trong chanh có thể gây kích thích dạ dày và gây đau thượng vị sau khi uống.
5. Trà gừng giúp giảm cơn đau dạ dày khi mang thai
Hoạt chất Oleoresin và Tecpen trong gừng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm viêm và cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, các phức hợp Methadone, tinh dầu, 6-Zingiberol,… trong gừng tươi còn có khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin – một thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm. Bên cạnh đó, uống trà gừng còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén ở các mẹ bầu.
Thực hiện:
- Thái nhỏ ½ củ gừng sau đó thả vào 200ml nước sôi
- Hãm trong khoảng 15 phút và uống khi trà còn ấm
- Có thể thêm 1 ít đường phèn hoặc mật ong vào để tăng hương vị
Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu với thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên tác dụng của các cách chữa này chỉ phát huy tốt khi bạn áp dụng đều đặn trong ít nhất 15 – 30 ngày.
Cần lưu ý gì khi bị đau dạ dày trong thời gian mang thai?
Đau dạ dày khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến và hầu hết đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể làm giảm khả năng hấp thu vi chất dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể của người mẹ và làm giảm sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn nên chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý:
- Nên chia nhỏ bữa ăn và tránh tình trạng ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Hạn chế các loại thực phẩm và thức uống gây kích thích dạ dày như đồ ăn nhanh, thực phẩm có vị chua, đồ hộp, thức ăn cay nóng và nhiều gia vị, rượu bia, cà phê,…
- Cần tránh thói quen vận động ngay sau khi ăn. Thay vào đó bạn nên ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn ít nhất 30 phút nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát các triệu chứng khó chịu.
- Bổ sung đủ 2.5 – 3 lít nước/ ngày nhằm duy trì lượng nước ối trong tử cung và trung hòa dịch vị dạ dày.
- Mẹ bầu nên hạn chế thức khuya, căng thẳng và làm việc quá sức.
- Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể bắt đầu luyện tập các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga,… để cải thiện độ linh hoạt của xương chậu và ổn định hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Áp dụng đều đặn các cách chữa đau dạ dày cho bà bầu có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên nếu tình trạng đau dạ dày có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian, mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Chương trình VTV2 “Vì Sức Khỏe Người Việt” giới thiệu bài thuốc chữa đau dạ dày tận gốc cho người hiện đại bằng YHCT