20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ – Món ngon dễ làm
Bột yến mạch, bí đao, dưa leo, chuối, rau đay…là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm này để chế biến ra nhiều món ăn ngon vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng trong ngày, vừa giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật.
Chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết với bệnh trĩ. Nếu như các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, rượu bia được xem là thủ phạm gây ra bệnh trĩ thì 20 loại thức ăn dưới đây lại có khả năng ngăn ngừa và làm giảm nhẹ các triệu chứng của căn bệnh này.
20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ được khuyên nên duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ và các chất có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, làm teo búi trĩ một cách tự nhiên. Những thức ăn dưới đây có thể đáp ứng được yêu cầu này.
1. Các loại đậu
Đứng đầu trong danh sách các thức ăn tốt nhất cho người bệnh trĩ phải kể đến các loại đậu, đặc biệt là đậu lăng. Đậu chứa nguồn chất xơ dồi dào, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nghiên cứu cho thấy, cứ khoảng 198g đậu lăng đã qua sơ chế nấu chín cung cấp cho cơ thể khoảng 16g chất xơ ( tương đương với 1/2 nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể ).
Khi được tiêu thụ, chất xơ hòa tan sẽ được chuyển hóa thành một loại gel bao phủ bề mặt niêm mạc đường ruột, đẩy nhanh tốc độ di chuyển của thức ăn. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan lại giữ vai trò tạo khối cho phân giúp người bệnh đi cầu đều đặn hơn.
Như vậy, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, người bệnh không nên bỏ qua nguồn chất xơ quý giá từ các loại đậu.
2. Bột yến mạch
Bột yến mạch là sự lựa chọn hữu ích cho thực đơn của người bị bệnh trĩ. Nếu bạn đang cố gắng cải thiện các triệu chứng của căn bệnh này, hãy xem xét sử dụng bột yến mạch mỗi ngày.
Thực phẩm này chứa nguồn chất xơ hòa tan beta-glucan vô cùng phong phú. Chất này hoạt động tương tự như prebiotic đặc biệt có lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Nó giúp tạo môi trường thuận lợi nhất cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển đảm bảo quá trình tiêu hóa của người mắc bệnh trĩ luôn diễn ra suôn sẻ.
Khi mua bột yến mạch, người bệnh nên chọn loại nguyên cám. Mặc dù loại này mất nhiều thời gian nấu hơn nhưng bù lại chúng còn giữ được nguyên vẹn hàm lượng chất xơ, các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe do chưa trải qua công đoạn tinh chế.
3. Súp lơ xanh ( bông cải xanh )
Súp lơ xanh cũng là một trong những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ. Nó có thể giúp cải thiện các dấu hiệu khó chịu do bệnh trĩ gây ra bằng cách cung cấp một lượng chất xơ không hòa tan khổng lồ cho cơ thể, vượt trội hơn hẳn so với các thực phẩm khác. Cứ ăn 76g bông cải xanh, cơ thể bạn lại được dung nạp 2g chất xơ. Nó giúp làm tăng số lượng phân và giữ cho hoạt động đi cầu luôn đều đặn, qua đó tránh được hiện tượng đau và sưng búi trĩ khi đi ngoài.
Ngoài bông cải xanh, các loại rau khác thuộc họ cải cũng có tác dụng không thua kém. Bạn có thể luân phiên sử dụng chúng trong bữa ăn, chẳng hạn như:
- Rau cải xoăn
- Cải bắp
- Củ cải
- Mầm Brussels
- Cải ngọt
- Cải thìa
- Cải xanh…
4. Các loại củ
Bao gồm cà rốt, khoai tây, củ cải, củ dền hay khoai lang. Chúng ẩn chứa cả kho chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt chất xơ trong củ chiếm khoảng 3 – 5 g trong mỗi khẩu phần ăn.
Người bị bệnh trĩ có thể thêm chúng vào chế độ ăn theo nhiều cách khác nhau như luộc, xào, hấp. Một số loại như cà rốt hay củ dền còn có thể ép nước uống. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lượng chất xơ tập trung phần lớn bên ngoài vỏ của các loại củ. Vì vậy nếu có thể hãy giữ nguyên cả vỏ khi chế biến và sử dụng.
5. Bí đao – thức ăn tốt cho người bệnh trĩ
Mỗi 205g bí đao lại chứa khoảng 9g chất xơ. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều nước vá có đặc tính thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Người bị bệnh trĩ thường xuyên ăn thực phẩm này có tác dụng làm mềm phân, chống táo bón, giảm cảm giác nóng rát và đau ở hậu môn khi đi đại tiện.
6. Quả ớt chuông
Thêm một thực ăn tuyệt vời khác mà người bị bệnh trĩ nên thêm ngay vào thực đơn đó chính là ớt chuông. Có khoảng 2g chất xơ được tìm thấy trong mỗi 92g ớt chuông. Mặc dù lượng chất xơ này có thể không sánh bằng các thực phẩm khác nhưng ớt chuông lại chứa đến 93% là nước. Điều này có tác dụng tích cực trong việc làm mềm phân, giảm áp lực cho hậu môn khi đi cầu.
7. Dưa leo tốt cho người bệnh trĩ
Tương tự như ớt chuông, thường xuyên ăn dưa leo chính là giải pháp hữu hiệu để bổ sung chất xơ và nước cho cơ thể. Chúng đảm bảo cho quá trình tiêu hóa ở người bệnh trĩ diễn ra đều đặn, ức chế không cho búi trĩ tiếp tục sưng to.
Khi ăn dưa leo, hãy thưởng thức cả vỏ. Nếu không bạn sẽ bỏ qua một nguồn chất xơ đáng kể cho đường ruột. Tuy nhiên, cần đảm bảo dưa leo bạn ăn không chứa thuốc trừ sâu hay chất bảo quản độc hại.
Điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng bài thuốc Đông y bí truyền hàng ngàn người đã khỏi
8. Quả lê
Ăn một quả lê có kích cỡ trung bình cung cấp cho bạn khoảng 6g chất xơ, tương đương với khoảng 22% nhu cầu trong ngày của cơ thể. Chính điều này đã biến lê trở thành một trong những sự lựa chọn lý tưởng nhất cho thực đơn hàng ngày của người bị trĩ.
Để phát huy được tác dụng tối ưu từ quả lê, bạn có thể gọt ăn trực tiếp. Bên cạnh đó có thể ép lê lấy nước uống hoặc sử dụng trong các món hầm, súp vừa tạo ra vị ngọt thanh cho món ăn, vừa giúp làm giảm triệu chứng bệnh trĩ từ bên trong cơ thể.
9. Rau cần tây
Sỡ hữu hàm lượng chất xơ dồi dào, rau cần tây có khả năng làm mềm phân và giảm căng thẳng khi đi tiêu. Loại rau này được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon như rau cần xào thịt bò, trộn salad, nấu súp… Bạn cũng có thể ép rau cần lấy nước uống thường xuyên giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
10. Quả chuối
Nếu đang tìm kiếm các thức ăn tốt cho người bệnh trĩ, bạn không nên bỏ qua chuối. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, chuối là thực phẩm lý tưởng cho những người đang bị bệnh trĩ tấn công.
Trung bình, một quả chuối dài khoảng 20 cm cung cấp khoảng 3g chất xơ pectin. Chất này khi vào đường ruột sẽ kết hợp với nước tạo thành một loại gel làm mềm phân và bôi trơn đường ruột, đảm bảo việc vận chuyển thức ăn được nhanh hơn. Ngoài ra, trong chuối còn có một lượng tinh bột kháng. Chất này giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột.
Chính vì vậy, người bị bệnh trĩ được khuyến cáo mỗi ngày nên ăn 1 – 2 quả chuối chín để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh một cách an toàn.
11. Gừng
Gừng là một loại thực phẩm nổi tiếng về tác dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên. Thực phẩm này được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh trị tại nhà. Nó giúp giảm bớt hiện tượng sưng đau ở búi trĩ.
Đặc biệt, gừng còn có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, chống ứ trệ khí huyết ở khu vực hậu môn trực tràng, từ đó giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.
12. Quả mận sấy khô
Mận sấy khô đã được chứng minh là có tác dụng nhuận tràng. Nghiên cứu cho thấy người bị bệnh trĩ ăn vài quả mận khô mỗi ngày có thể giúp cải thiện nhu động ruột, ổn định hoạt động tiêu hóa.
Tác dụng trên có được không chỉ nhờ lượng chất xơ dồi dào trong thực phẩm mà còn bởi thành phần sorbitol được tìm thấy trong loại quả này. Sorbitol là một loại đường không được tiêu hóa tại ruột . Nó có nhiệm vụ hút nước vào trong đường ruột đảm bảo cho phân luôn mềm, đồng thời kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh.
Người bị bệnh trĩ có thể sử dụng mận khô như một món ăn vặt hoặc hầm mềm, làm trà uống đều tốt.
13. Quả táo
Tiếp theo trong danh sách các thức ăn tốt cho người bệnh trĩ là táo. Sở dĩ táo được khuyên dùng trong thực đơn của những người mắc căn bệnh này bởi nó chứa nhiều chất xơ pectin có tác dụng làm mềm và tăng khối lượng phân.
Mỗi ngày nếu ăn một quả táo có kích cỡ trung bình thì cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 5g chất xơ. Nó đặc biệt có lợi trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến trĩ.
14. Các loại quả mọng
Chẳng hạn như quả mâm xôi, việt quất hay dâu tây. Chúng không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng khỏi bị tổn thương, sưng phồng thành búi trĩ, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng.
15. Bông atisô
Bông atiso thường được sử dụng để nấu canh hoặc phơi khô hãm trà uống hàng ngày. Sử dụng các món ăn, thức uống từ atiso thường xuyên sẽ giúp người bị trĩ được nạp đầy đủ chất xơ cho cơ thể.
Đặc biệt, chất xơ inulin được tìm thấy trong bông atiso còn hoạt động tích cực trong việc nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng các chủng vi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli có lợi cho tiêu hóa, giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh.
16. Rau diếp cá
Rau diếp cá là một thực phẩm có tính mát giúp trị nóng trong, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Trong khi đó, táo bón là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ.
Thêm vào đó, y học cổ truyền còn ghi nhận, thực phẩm này có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, kích thích tiêu hóa. Người bị bệnh trĩ nên thường xuyên ăn thực phẩm này để tận dụng những dược chất tốt của rau diếp cá chống lại tình trạng sưng viêm búi trĩ.
17. Củ nghệ
Trong ẩm thực, nghệ được sử dụng như một loại gia vị giúp tạo màu, khử mùi tanh và tạo hương vị cho món ăn. Không chỉ có vậy, dùng nghệ qua đường ăn uống còn có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại trạng, viêm họng và cả bệnh trĩ.
Sở dĩ nghệ có được những tác dụng tuyệt vời trên là nhờ chứa nhiều curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa đã được chứng minh về khả năng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Nó hoạt động chống lại bệnh trĩ bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng viêm và làm bền chắc thành tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.
18. Rau mồng tơi, rau đay tốt cho người bệnh trĩ
Đây là hai loại rau nổi tiếng với tác dụng nhuận tràng. Chất nhớt trong các thực phẩm này sẽ giúp bôi trơn đường ruột, kích thích co bóp các cơ trơn để đẩy thức ăn di chuyển nhanh hơn xuống đại tràng.
Người bệnh có thể nấu canh rau mồng tơi, rau đay với cua hoặc tôm ăn mỗi tuần 2 – 3 lần. Đảm bảo tình trạng táo bón và các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ được cải thiện rõ rệt.
19. Rau dền
Cùng với rau đay, mồng tơi, rau dền là một trong những thực phẩm có đặc tính nhuận tràng mạnh mẽ. Ngoài ra, thực phẩm này còn bổ sung nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thường gặp ở những bệnh nhân trĩ do bị đi cầu ra máu liên tục.
20. Trái cây có múi
Điển hình là các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi… Chúng giàu chất xơ và có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường. Ngoài ra, trái cây có múi còn rất giàu vitamin C có tác dụng chống viêm, thu nhỏ búi trĩ, làm bền thành tĩnh mạch.
Món ăn tốt cho người bệnh trĩ
Bên cạnh các thực phẩm kể trên, khi xây dựng thực đơn cho người bị trĩ, các bà nội trợ nên thêm vào các món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dưới đây:
1. Món mộc nhĩ đen nấu táo đỏ
- Chuẩn bị: 15g mộc nhĩ đen và 20 quả táo tàu đỏ.
- Cách chế biến: Mộc nhĩ ngâm nước cho nở, cắt bỏ gốc. Cho cả hai nguyên liệu vào một cái nồi đất, thêm lượng nước vừa đủ vào nấu chín. Mỗi ngày ăn món này một lần trong 7 – 10 ngày liên tục.
2. Canh mướp hương rau đay nấu thịt cua đồng
- Chuẩn bị: Mướp hương và rau đay mỗi thứ 100g, cua đồng xay và rau bát mỗi vị 50g
- Cách chế biến: Mướp gọt vỏ, cắt khoanh. Các loại rau rửa sạch, cắt nhỏ. Cua đồng lọc nước nấu sôi rồi cho rau vào. Nấu thêm khoảng 5 phút rồi nêm gia vị cho vừa miệng. Dọn ăn nóng trong bữa cơm. Đây là một trong những món ăn tốt cho người bệnh trĩ bởi nó có tác dụng nhuận tràng, giúp người bệnh đi tiêu dễ dàng.
3. Món đu đủ hầm trực tràng lợn
- Chuẩn bị: 150g đu đủ loại chín ương, 1 lạng trực tràng lợn ( phần cuối của ruột già), gừng
- Cách chế biến: Đu đủ gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Trực tràng lợn rửa sạch với muối, cắt khúc. Gừng xắt sợi. Tất cả cho vào nồi hầm chín nhừ. Mỗi tuần ăn 2- 3 lần để làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ mang lại.
4. Món canh hoa hòe thịt lợn
- Chuẩn bị: 1 lạng thịt lợn bằm, 30g hoa hòe
- Cách chế biến: Phi thơm hành, cho thịt lợn vào xào chín. Đổ lượng nước vừa đủ dùng vào nồi, đun sôi, thêm hoa hòe vào nấu chín. Nêm nếm gia vị rồi múc ra tô ăn khi còn nóng. Với món ăn này, bệnh nhân cần duy trì ăn mỗi ngày 1 lần trong một tuần liên tiếp.
5. Món cà tím chưng cách thủy
- Chuẩn bị: 1 quả cà tím, hành lá, gia vị
- Cách chế biến: Rửa sạch cà tím, cắt nhỏ, cho vào một cái tô lớn rồi thêm chút dầu ăn, hành lá và gia vị vào, đảo đều. Đem chưng cách thủy cho đến khi cà chín. Ăn mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần liên tục.
6. Món cháo lươn
- Chuẩn bị: 2 lạng thịt lươn, 1 lạng gạo tẻ, 1 lạng đậu xanh, 30g rau ôm, 50g ngò
- Cách chế biến: Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chung với thịt lươn và đậu xanh thành cháo. Múc ra chén, rắc ngò và rau ôm xắt nhuyễn lên trên thưởng thức. Dùng trong 3 – 5 ngày liền sẽ thấy bệnh trĩ thuyên giảm.
7. Món chim cút hầm thuốc bắc
- Chuẩn bị: 1 con chim cút, bạch thủy 20g, đương quy và bạch truật mỗi vị 12g , kê cốt thăng ma 8g, vỏ quýt 6g, cam thảo 4g.
- Cách chế biến: Chim cút làm sạch lông, đem hầm nhừ cùng các vị thuốc bắc. Ăn thịt chim và uống nước. Cứ cách một ngày ăn một lần trong vài tuần liên tục để thấy bệnh có sự tiến triển rõ rệt.
8. Món nhân sâm hạt sen hấp đường phèn
- Chuẩn bị: 15g hạt sen tươi, 10g nhân sâm trắng và 4 thìa đường phèn tán nhuyễn
- Cách chế biến: Nhân sâm thái lát. Hạt sen lột vỏ, bỏ tâm màu xanh ở giữa. Cho cả hai vào bát cùng với đường phèn. Hấp khoảng 1 tiếng đồng hồ là ăn được. Chia làm 2 lần dùng vào buổi sáng và buổi tối trong khoảng 3 – 5 ngày.
9. Món cháo hoàng kỳ nấu gạo lức
- Chuẩn bị: 100g gạo lức và 30g hoàng kỳ
- Cách chế biến: Hoàng kỳ rửa sạch, thái lát mỏng, đem sắc cùng 1 lít nước lấy 800ml. Gạn nước sắc hoàng kỳ nấu gạo lứt thành cháo. Ăn khi đói bụng trong 5 – 7 ngày liên tục.
Điều trị nhanh – Khỏi bệnh sớm cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc
10. Món mã thầy chưng đường
- Chuẩn bị: 500g củ mã thầy tươi, đường trắng
- Cách chế biến: Mã thầy gọt vỏ, cắt làm đôi hoặc làm 3 tùy theo củ to hay nhỏ. Bỏ vào nồi, đỏ ngập nước đun sôi, thêm lượng đường vừa đủ ngọt chưng trong khoảng 30 phút. Ăn cả nước và cái trong 7 ngày liền.
11. Món trứng gà nấu khổ sâm tốt cho người bệnh trĩ
- Chuẩn bị: 2 quả trứng gà ta, 6g lá cây cù đèn và 60g đường đỏ.
- Cách chế biến: Lá khổ sâm đun sôi kỹ lấy 300ml nước. Sau đó dùng nước này để nấu với trứng gà và đường đỏ khoảng 10 phút cho trứng chín thì tắt bếp. Vớt trứng gà ra bóc vỏ ăn khi còn nóng và uống nước hết trong 1 lần. Mỗi một liệu trình người bệnh trĩ nên dùng món ăn này trong 5 – 7 ngày liên tục.
12. Khoai luộc chấm vừng
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, vừng
- Cách chế biến: Khoai lang luộc chín, vừng rang cho chín thơm. Lấy khoai luộc chấm với vừng ăn đều đặn mỗi ngày 1 – 2 củ để cải thiện khả năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho người bị trĩ.
Trên đây là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ. Với những thực phẩm trong danh sách, người bệnh có thể sử dụng chế biến thành các món ăn có lợi để cải thiện bệnh trĩ từ bên trong, giúp kiểm soát không để bệnh tiếp tục tiến triển sang các giai đoạn nặng.
Chương trình VTC2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ quả nhất hiện nay