12 cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương tại một hoặc một số đoạn của đại tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tính mạng của người bệnh. Có nhiều cách chữa viêm đại tràng, với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát thì có thể áp dụng các cách chữa viêm đại tràng tại nhà dưới đây.
12 cách chữa viêm đại tràng tại nhà
Có nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng như chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; nhiễm hoát chất khiến niêm mạc đại tràng tổn thương hoặc do động mạch cung cấp máu cho đại tràng hẹp. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như đầy hơi chướng bụng, bụng đau âm ỉ, rối loạn chức năng đại tiện, sụt cân… Viêm đại tràng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, tuy nhiên với trường hợp nhẹ, sớm phát hiện thì có thể điều trị tại nhà bằng cách:
1. Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng vừng đen
Vừng đen hay mè đen, du tử miêu, hồ ma là một trong những vị thuốc đa dụng chữa được nhiều bệnh. Theo Đông y, vừng đen tính bình, vị ngọt có tác dụng nhuận tràng, cải thiện bệnh tim mạch, bền gân cốt, sáng mắt, mạnh gân cốt, dưỡng huyết. Theo các nghiên cứu khoa học, vừng đen chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tốt với đại tràng như vitmain, acid folic, saccharose, lipit… Có nhiều cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng phương pháp dân gian với mè đen như sau:
Cách 1:
- Lấy 500g vừng đen sao vàng, rang vừa chín không nên rang cháy
- Để gừng nguội bớt, nghiền mịn, cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp
- Mỗi lần ăn một thìa bột vừng đen trộn với 1 thìa mật ong
- Thực hiện liên tiếp 2 lần/ngày, liên tiếp trong 30 tháng.
Cách 2:
- Lấy 1 ít vừng đen cho vào nồi nấu với 1 ít gạo như cháo bình thường
- Khi cháo chín thì cho vào một miếng vỏ quýt khô thái nhỏ vụn
- Mỗi ngày ăn 1 bát cháo, có thể cho thêm ít muối để dễ ăn
2. Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá dâu
Sử dụng lá dâu là một trong những cách chữa viêm đại tràng bằng thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Theo các tài liệu y học, lá dâu vị đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau đầu, ổn định nhịp tim, hạ huyết áp, ổn định thần kinh, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
Cách sử dụng:
- Nguyên liệu: 250g vừng đen rang thơm; 500g lá dâu được đồ chín phơi khô; 250g tằm được đồ chín, phơi khô và một ít mật ong nguyên chất
- Trộn đều 4 nguyên liệu đã chuẩn bị, dùng tay vo viên hỗn hợp này thành viên nhỏ, sấy hoặc phơi khô
- Cho vào hủ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
- Dùng 2 – 3 viên thuốc đã bào chế mỗi ngày, sau bữa ăn chính
- Sử dụng liên tục trong 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện đáng kể.
3. Cách chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông
Lá mơ lông hay dây mơ lông, ngưu bì đống, mẫu cẩu đẳng là loại cây mọc hoang nơi bờ bụi và là loại gia vị được nhiều người yêu thích. Lá mơ lông vị chua, tính bình có công dụng giải độc, hoạt huyết, kháng viêm, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa. Theo các tài liệu y học cổ truyền lá mơ lông là một trong những vị thuốc chữa viêm đại tràng rất tốt. Có nhiều cách chữa viêm đại tràng bằng lá mơ như sau:
Cách 1:
- Lấy 20 – 30 lá mơ lông tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối trong 10 – 15 phút
- Giã hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt uống, bỏ phần bã
- Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày liên tục trong 30 ngày sẽ thấy các triệu chứng cải thiện.
Cách 2:
- Lấy 30 – 50 lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ
- Đập 2 quả trứng gà, bỏ lòng trắng chỉ lấy lòng đỏ
- Trộn đều lá mơ lông đã thái nhỏ với lòng đỏ trứng gà, nêm nếm gia vị vừa ăn
- Cho dầu vào chảo, đun đến khi dầu nóng lên thì rán trứng gà với lá mơ cho chín
- Có thể ăn không hoặc ăn kèm với cơm mỗi ngày, kiên trì trong nhiều tuần sẽ thấy kết quả.
4. Cách chữa viêm đại tràng bằng mật ong
Ngoài công dụng làm đẹp, mật ong còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp. Mật ong vị ngọt, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng bổ tỳ, tiêu đờm, giảm ho, nhuận tràng, sát khuẩn… Không chỉ vậy, mật ong còn có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, giúp các vết thương mau lành và giúp chữa bệnh viêm đại tràng rất tốt. Có 2 cách chữa viêm đại tràng bằng mật ong như sau:
Cách 1:
- Lấy 5 lá nha đam tươi rửa sạch, bỏ vỏ, tách lấy phần thịt
- Cho nha đam vào máy xay sinh tố, đỏ thêm 500ml mật ong, xay nhuyễn, đổ ra ly
- Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30ml, tuyệt đối không uống quá nhiều
- Kiên trì sử dụng trên 1 tháng sẽ thấy bệnh có những chuyển biến tích cực.
Cách 2:
- Nguyên liệu: 30ml mật ong; 1 cái mật lợn; 200g nghệ tươi; 500g ngải cứu
- Mật lợn rửa sạch, gạn lấy nước mật, bỏ sỏi và cặn
- Nghệ tươi và lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ, xay nhuyễn hoặc giã nát để lấy nước cốt
- Trộn đề nước mật lợn với nước cốt nghệ, lá ngải cứu
- Cho vào nồi, đun sôi ở lựa nhỏ đến khi hỗn hợp cô lại thành cao thì vò viên, bảo quản trong hủ thủy tinh
- Mỗi ngày dùng 1 – 2 viên vào 2 buổi sáng tối, thực hiện liên tục để thấy hiệu quả.
5. Cách chữa đau đại tràng tại nhà qua chế độ ăn uống
Bên cạnh các phương pháp dân gian, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện và hỗ trợ điều trị với trường hợp bệnh nhẹ. Chế độ ăn cho người mắc viêm đại tràng cụ thể như sau:
- Tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây, các loại hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt.
- Tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho đường ruột như pho mát loại cheddar và gouda; rượu vang, chuối, sữa chua, mật ong, kim chi, bơ…
- Ưu tiên sử dụng nhóm ít chất béo như cá sông, thịt nạt, dầu đậu nành, dầu hoa cải
- Bổ sung nhóm thực phẩm có tính kháng viêm như dầu dừa, nghệ, củ riềng, tỏi, mè đen, dầu ô liu.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước lọc hoặc nước ấm mỗi ngày để thúc đẩy chuyển hóa thức ăn trong cơ thể.
6. Bài thuốc trị viêm đại tràng tại nhà bằng nha đam
Nha đam được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, làm đẹp lẫn điều trị bệnh. Thảo dược này cung cấp nhiều vitamin A, B, C, E, lignin, Sapomins và hơn 20 loại amino axit. Sử dụng đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị viêm đại tràng như:
- Ức chế vi khuẩn gây bệnh, làm nhanh lành tổn thương viêm ở lớp niêm mạc đại tràng
- Nhuận tràng, kích thích nhu động ruột co bóp giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón – triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đại tràng
- Tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng tự tiêu diệt các tác nhân gây bệnh
- Ngoài ra, chất gel trong nha đam khi vào trong đường ruột còn tạo ra một lớp màng che phủ, bảo vệ niêm mạc đại tràng, giúp ngăn chặn tổn thương viêm tiến triển thành vết loét.
Cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản nhất với nha đam là dùng ruột lá nha đam nấu nước uống hay xay nhuyễn chung với mật ong. Các trường hợp ăn uống lâu tiêu, đầy bụng có thể kết hợp nha đam với bạch truật hay cam thảo để tăng công dụng trị bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Nha đam ( 20 gram), cam thảo ( 4 gram), bạch truật ( 12 gram)
- Gọt bỏ lốp vỏ xanh bên ngoài lá nha đam, lấy ruột bên trong đem rửa với nước muối pha loãng cho bớt nhớt, sau đó cắt nhỏ.
- Bỏ nha đam vào ấm sắc chung với 2 vị thuốc còn lại. Đổ 500ml nước nấu cho cạn còn 300ml thì ngưng.
- Gạn lấy nước chia uống ngày 2 lần
**Lưu ý: Không áp dụng mẹo trị viêm đại tràng bằng nha đam cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai
- Người đang cho con bú
- Bệnh nhân bị tiêu chảy
- Người có tiền sử mắc hội chứng ruột kích thích
- Đối tượng có tỳ vị hư nhược
- Thận trọng tham khảo ý kiến nhân viên y tế khi áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, bệnh nhân bị đái tháo đường và người mắc chứng huyết áp thấp.
7. Điều trị viêm đại tràng bằng củ riềng
Đây cũng là cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để khắc phục bệnh tại nhà. Củ riềng là vị thuốc lâu đời trong y học cổ truyền. Theo Đông y, dược liệu này tính ấm nên có khả năng ôn trung, tán hàn, tiêu thống, tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc đại tràng.
Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong củ riềng chứa các hoạt chất có khả năng chống lại hiện tượng co thắt các cơ trơn ở đại tràng, giúp kích thích lưu thông máu đến sửa chữa tổn thương, giảm viêm. Điều này có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi… do viêm đại tràng gây ra.
Bài 1: Kết hợp củ riềng với lá lốt chữa viêm đại tràng
- Chuẩn bị 20 gram củ riềng tươi và 20 gram lá lốt
- Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, đem nấu trong 20 phút lấy nước chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Bài 2: Điều trị viêm đại tràng gây chán ăn, rối loạn tiêu hóa
- Chuẩn bị 1 thang thuốc gồm 15 gram củ riềng khô, 16 gram bạch truật, 16 gram hoài sơn, 6 gram thảo quả, 10 gram trần bì, 12 gram sơn thù, 16 gram phòng sâm, 4 quả đại táo, 12 gram cam thảo, 16 gram đinh lăng, 12 gram ngũ gia bì, 6 gram sinh khương.
- Bỏ tất cả vào ấm sắc làm 3 lần, mỗi lần thu 100 ml nước sắc đem trộn chung với nhau
- Chia ra uống làm 2 – 3 lần trong ngày cho hết
Bài 3: Chữa tiêu chảy do viêm đại tràng
- Chuẩn bị 10 gram riềng tươi, 10 gram mã đề, 20 gram lá nhót
- Riềng rửa sạch, thái mỏng. Mã đề rửa sạch. Lá nhót sau khi rửa sạch sẽ bỏ vào chảo nóng sao vàng, hạ thổ cho nguội.
- Đem cả 3 vị trên sắc chung với nhau lấy nước chia làm 3 lần uống.
8. Lá ổi chữa viêm đại tràng
Phân tích thành phần của lá ổi cho thấy nguyên liệu này có chứa nhiều hoạt chất quý như berbagia , β-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, vitamin C, Flavonoid,… Những chất này có khả năng làm khô se niêm đại tràng, giảm tiêu chảy. Ngoài ra, hoạt chất tanin có nhiều trong lá ổi còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, kích thích tiêu hóa và thúc đẩy quá trình chữa lành các vết loét. Sử dụng lá ổi đúng cách cũng giúp giảm thiểu nguy cơ bị ung thư ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng lá ổi non hoặc búp ổi. Có thể dùng dạng tươi hay tán bột làm thuốc uống đều được.
Cách 1: Dùng bột búp ổi
- Búp ổi non đem rửa sạch, cẩn thận pha với nước muối loãng để khử khuẩn
- Rải nguyên liệu trên ra một cái mâm sạch rồi đem phơi vài nắng cho thật khô
- Nghiền búp ổi khô thành bột mịn bảo quản trong hũ kín dùng dần
- Bệnh nhân bị viêm đại tràng có thể lấy 7 gram bột thuốc bỏ vào ly, thêm 150ml nước sôi, quậy lên cho đều. Để nguội bớt rồi uống khi còn ấm
- Đều đặn sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày.
Cách 2: Kết hợp lá ổi non với các nguyên liệu khác
- Chuẩn bị: Lá ổi non ( 20 gram), củ riềng tươi ( 20 gram), và vỏ chuối xanh 30 gram
- Tất cả rửa sạch, đem vỏ chuối sao qua
- Cho thuốc vào ấm nấu với 2 chén nước, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
- Gạn thuốc ra chia làm 2 phần, để cho nguội bớt rồi uống
- Áp dụng trong một thời gian để thấy được hiệu quả rõ ràng.
9. Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng cây lược vàng
Cây lược vàng hay còn gọi là địa lan vòi hay cây lan vòi. Cây dễ sống và có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi. Một số nhà còn trồng cây lược vàng trong chậu, vừa để làm cảnh, vừa dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá và thân, vòi cây là những bộ phận được dân gian sử dụng để làm thuốc chữa viêm đại tràng.
Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây lược vàng chứa một hàm lượng lớn lipid, vitamin B, axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa, kháng viêm gồm flavonoid và steroid. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm, đào thải độc tố, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong đại tràng và giúp các mô bị tổn thương nhanh lành. Sử dụng cây lược vàng cũng giúp cải thiện tình trạng đi cầu ra máu và các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm đại tràng gây ra.
Cách 1: Dùng vòi cây
- Chuẩn bị 20 cái vòi cây lược vàng loại có trên 12 đốt
- Rửa sạch, cắt khúc ngắn bỏ vào trong bình thủy tinh
- Đổ thêm rượu trắng loại từ 40 độ trở lên vào sao cho ngập mặt nguyên liệu, ngâm trong 46 ngày.
- Mỗi lần uống 1 ly nhỏ trước các bữa ăn trưa và tối 15 phút.
Cách 2: Trị viêm đại tràng bằng lá lược vàng
- Mỗi buổi sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, người bệnh hãy hái 6 lá lược vàng già đem rửa sạch
- Nhai kỹ rồi nuốt cho kiệt nước, có thể nuốt cả bã
- Kiên trì áp dụng để các dấu hiệu bệnh viêm đại tràng nhanh chóng bị đẩy lùi.
10. Bài thuốc chữa viêm đại tràng từ lá vối
Lá vối thường được người dân thu hái làm trà. Nó có vị chát nhẹ, hơi đắng, làm tăng tiết dịch tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng ăn không tiêu, chán ăn, đầy bụng ở bệnh nhân bị viêm đại tràng.
Bên cạnh đó, hoạt chất tanin được tìm thấy trong lá vối cũng đã được khoa học công nhận về khả năng kháng khuẩn, làm khô se bề mặt niêm mạc đại tràng bị tổn thương, cầm tiêu chảy. Các chất có trong lá vối cũng thể hiện rõ tác dụng ức chế đối với vi khuẩn Gram-, Gram, trực khuẩn lỵ.
Để cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng trong đại tràng, người bệnh có thể dùng lá vối theo một trong 2 cách dưới đây:
Cách 1: Kết hợp lá vối với vỏ thân cây ổi, và chuối tiêu xanh
- Chuẩn bị lá vối tươi ( 3 cái), vỏ thân cây ổi ( 8 gram ), núm chuối tiêu xanh ( 10 gram)
- Bỏ tất cả vào ấm sắc với 500ml nước
- Đun sôi và để lửa liu riu đến khi thuốc sắc cạn còn 100ml
- Chia uống 2 lần. Mỗi ngày dùng 1 thang trong 2 – 3 ngày liên tục
- Bài thuốc này thích hợp cho những đối tượng bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, phân sống.
Cách 2: Uống trà lá vối
- Chuẩn bị 100 gram lá vối khô hoặc 200 gram tươi
- Rửa lá quá nhiều lần nước cho sạch rồi vò cho hơi nát
- Đun sôi 2 lít nước, bỏ lá vối vào nấu thêm 5 phút nữa
- Để nước trà còn hơi âm ấm, gạn uống nhiều lần trong ngày cho hết
11. Trà hoa cúc giảm đau do viêm đại tràng
Trà hoa cúc có hương thơm nhẹ nhàng được nhiều người ưa thích. Nó không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn được sử dụng như một phương thuốc giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên cho người mắc bệnh đại tràng.
Một số bằng chứng cho thấy, trong hoa cúc chứa các hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong đại tràng, chống co thắt cơ trơn, qua đó xoa dịu cơn đau bụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng.
Sử dụng 2 – 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày còn giúp chống oxy hóa, xoa dịu kích ứng ở lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương, đồng thời làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu cho người bệnh. Có 2 cách pha trà hoa cúc như sau:
Cách 1: Trà hoa cúc và mật ong:
- Chuẩn bị 5 bông cúc khô và 2 muỗng mật ong
- Bỏ hoa cúc vào trong ấm pha trà rồi đổ nước sôi vào, đậy kín nắp trong 15 phút
- Vớt bỏ xác hoa, quậy thêm mật ong vào và rót uống dần khi trà còn ấm
Cách 1: Trà hoa cúc và cam thảo
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm hoa cúc trắng khô 10g, đường phèn 2 thìa, rễ cam thảo 10g.
- Đun sôi 500ml nước rồi bỏ hoa cúc và rễ cam thảo vào nấu khoảng 10 phút
- Tiếp tục bỏ đường phèn vào, nấu cho đến khi đường tan hoàn toàn là được
- Lọc lấy nước uống vài lần trong ngày
*Lưu ý: Các trường hợp bị dị ứng với thành phần của hoa cúc, bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống đông máu không nên áp dụng cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng trà hoa cúc.
12. Trị viêm đại tràng bằng củ nghệ
Nếu bạn đang tìm kiếm một vị thuốc tự nhiên lành tính giúp đẩy lùi bệnh viêm đại tràng một cách an toàn thì không nên bỏ qua củ nghệ. Thảo dược này có đặc tính sát khuẩn, chống viêm tốt nhờ chứa nhiều hoạt chất beta-carotene và curcumin. Chúng hoạt động bằng cách chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn, chống co thắt cơ trơn, giảm đau bụng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo và phục hồi tổn thương ở niêm mạc đại tràng.
Các hoạt chất trong nghệ cũng hoạt động tích cực trong việc chống loét đại tràng, ngăn ngừa biến chứng thủng đại tràng, ung thư đại tràng cho những bệnh nhân bị viêm đại tràng lâu năm.
Để đạt được lợi ích tối ưu từ nghệ, bạn có thể dùng thảo dược này như một loại gia vị trong chế biến thức ăn hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng nghệ trị viêm đại tràng theo những cách dưới đây:
Cách 1: Nghệ tươi ngâm mật ong
- Lấy 1 kg nghệ tươi rửa sạch, thái nhỏ
- Bỏ nghệ vào hũ thủy tinh và thêm mật ong vào sao cho ngập mặt củ nghệ
- Sau khoảng 14 ngày ngâm có thể lấy ra dùng
- Mỗi lần uống 1 thìa x 2- 3 lần trong ngày. Sử dụng trước các bữa ăn khoảng 30 phút giúp sát trùng, kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng, ngăn ngừa táo bón.
Cách 2: Kết hợp bột nghệ với mật ong với các nguyên liệu khác gồm chuối hột và sắn dây
- Trước tiên đem chuối hột và sắn dây phơi khô, tán thành bột mịn
- Trộn chung với bột nghệ theo tỷ lệ bằng nhau
- Mỗi lần dùng lấy 1 thìa hỗn hợp bột thuốc bỏ vào ly nước ấm. Thêm vào 1 thìa mật ong, quấy đều lên.
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ cho hết.
Những lưu ý khi chữa viêm đại tràng tại nhà
Khi áp dụng các phương pháp chữa viêm đại tràng tại nhà, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Các phương pháp này chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, với người bệnh nặng, lâu ngày thì không thể áp dụng.
- Để xoa dịu cơn đau tức thời, người bệnh có thể dùng cách chườm hoặc lăn 1 chai nước ấm trên bụng.
- Nên chưa bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn, tránh tạo gánh nặng cho dạ dày
- Các phương pháp điều trị tại nhà thường có tác dụng chậm, do đó người bệnh phải kiên trì thì mới thấy hiệu quả.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, nên chọn các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, leo cầu thang…
- Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, tránh mệt mỏi căng thẳng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
Trên đây là 5 cách chữa viêm đại tràng tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo. Các phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, nếu bệnh đã chuyển biến nặng, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị bởi các biện pháp chuyên khoa.